xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cay đắng người thầy

CAO TUẤN

Con thuyền giáo dục nước nhà vốn chông chênh, mới đây lại rung lắc mạnh vì cách xử lý vấn đề dạy thêm. Chuyện là một số giáo viên tại Hà Nội vừa bị đoàn kiểm tra liên ngành “ập vào” lập biên bản trước sự chứng kiến của các học trò. Cách kiểm tra như thể “bắt trộm” khiến giáo viên tủi thân và dư luận khó đồng tình.

Sự việc khiến cho những giáo viên thuộc nhiều thế hệ và những ai có trong tim mình hình ảnh của ít nhất một người thầy hẳn là chua chát. Những chuyện không hay như vậy trong ngành giáo dục chỉ là số ít nhưng vì nghề giáo là nghề cao quý và người thầy lại rất nhạy cảm nên nỗi buồn kia thật khó nguôi ngoai.

Từ lâu nay, vấn đề dạy thêm, học thêm vẫn là bài toán gai góc bởi trong thực tế nó vừa phản ánh nhu cầu có thật của cả thầy và trò lại vừa bị biến tướng khó kiểm soát. Nếu không thấy hết hai mặt của vấn đề và tách bạch chúng thì mọi nỗ lực tìm đến một giải pháp sẽ khó đạt được.

Có một thực tế đằng sau nhu cầu dạy thêm của một bộ phận thầy cô giáo cần phải nhìn nhận khách quan. Đó là dạy thêm chỉ để bảo đảm nhu cầu cuộc sống tối thiểu. Phần lớn giáo viên hiện nay hưởng lương thấp, khoảng một nửa số giáo viên bậc tiểu học và THPT lãnh từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/tháng. Mức lương như vậy mà còn “gánh” thêm vài thành viên gia đình trong thời buổi giá cả leo thang hiện nay thì thật là khó sống.

Có thể nói, đại đa số thầy cô giáo hiện nay muốn sống được bằng đồng lương của mình. Nguyện vọng chính đáng này cần được Nhà nước sớm đáp ứng để thay vì phải vất vả dạy thêm, nhồi nhét kiến thức nặng nề, người thầy có thể dành hết tâm trí vào việc nghiên cứu phương pháp khơi nguồn sáng tạo và gợi mở tâm hồn cho học trò - hai phẩm chất đang rất cần trong xã hội học tập hiện đại.

Khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ta đang tiếp tục nới rộng một cách đáng lo ngại. Nhưng buồn thay khi giáo giới - lực lượng có vai trò quyết định tạo ra những con người đàng hoàng tử tế cho xã hội - vẫn còn loay hoay bươn chải để cố làm tròn thiên chức của mình.

Bạo lực đường phố, bạo lực học đường... đang phản ánh điều gì đó như là sự nhiễu nhương xã hội, bắt đầu từ bất ổn về mặt giáo dục. Khi người thầy được tạo mọi điều kiện để trở về đúng với vị trí của họ thì xã hội mới mong điều mà nhà toán học và triết gia người Đức Gottfried W. Leibniz kỳ vọng: “Ai làm chủ giáo dục thì có thể thay đổi thế giới”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo