xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất lượng điểm sàn?

LƯU NHI DŨ

Trong buổi họp báo công bố điểm sàn kỳ thi ĐH, CĐ 2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga phát biểu rằng điểm thi năm nay tốt hơn, phổ điểm dịch dần về phía tay trái, nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn có nhiều thí sinh điểm thấp, cho thấy đề thi không dễ, có tính phân loại cao.

Phổ điểm thi cũng cho thấy đề hợp lý và năm sau, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục ra đề thi cùng tính chất như vậy.

Đó là tuyên bố của Bộ GD-ĐT. Còn các chuyên gia giáo dục lại cho rằng chỉ với động thái rất đơn giản là ra đề thi dễ hơn một chút, kỳ thi ĐH, CĐ năm nay có kết quả “mỹ mãn”. “Mỹ mãn” ở chỗ là qua một kỳ thi đã chọn được những thí sinh giỏi cho các trường tốp trên, tốp giữa, tốp dưới và đặc biệt tạo nguồn tuyển dồi dào cho các trường ngoài công lập.

Không phải khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn dư luận mới biết mà ngay khi kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ, nhiều chuyên gia đã thấy rõ ý đồ của bộ. Do đề thi dễ hơn, số thí sinh đạt điểm sàn ở hệ ĐH rất cao: 562.449, trong khi chỉ tiêu của hệ ĐH là 323.681. Hệ CĐ có tổng chỉ tiêu 256.886 nhưng số thí sinh đạt điểm sàn lên đến 419.291. Cả hai hệ ĐH và CĐ đều có số dư so với mức điểm sàn rất cao. Đề thi dễ hơn còn thể hiện ở những trường tốp cao như ĐH Y Hà Nội có đến 17 thí sinh đạt 29,5 điểm; điểm chuẩn của ngành bác sĩ đa khoa lên đến 27,5; hơn 150 thí sinh đạt 27 điểm vẫn rớt. Ở Trường ĐH Y Dược TP HCM, có 100 thí sinh đạt 26,5 điểm vẫn rớt ngành bác sĩ đa khoa…

Mức điểm sàn năm nay gần như bằng năm trước, thậm chí có khối còn thấp hơn, trong khi đề thi nhìn chung dễ hơn. Vậy chất lượng điểm sàn năm nay, theo logic, là không bằng kỳ thi năm trước, kéo theo là chất lượng sinh viên được tuyển vào các trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập thấp đi.

Điểm sàn như một cái “màng lọc”, lựa chọn thí sinh đủ năng lực ngồi trên giảng đường ĐH nhưng chỉ ảnh hưởng đến các trường tốp giữa, tốp dưới và ngoài công lập. Cách áp dụng điểm sàn để tuyển sinh ĐH, CĐ được áp dụng từ năm 2005, khi bắt đầu kỳ thi “3 chung” và nó gần như “hoàn thành sứ mệnh” khi mà Luật Giáo dục đã có hiệu lực, quyền tự chủ của các trường ĐH đã được xác định bằng pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ GD-ĐT vẫn chưa có cách nào khác thay thế cho “màng lọc” điểm sàn.

Trong những năm qua, hệ thống các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phát triển quá nóng. Điểm sàn cũng không chịu nổi “sức nóng” này nên nhiều trường ngoài công lập “đói” nguồn tuyển. Việc chỉ cần ra đề thi dễ hơn để giải quyết một lúc nhiều vấn đề tồn tại của giáo dục ĐH là khoa học hay chỉ là giải pháp tình thế, sẽ còn được các chuyên gia phân tích, chứ không đơn thuần chỉ để cứu các trường ngoài công lập theo kiểu “có sinh, có dưỡng”. Vấn đề căn bản vẫn là chất lượng nguồn tuyển (lệ thuộc vào chất lượng đề thi), năng lực đào tạo của các trường chứ không phải điểm sàn cao hay thấp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo