xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Con voi trong phòng

Dương Quang

Rất dễ nhận thấy hầu hết những câu hỏi được các đại biểu Quốc hội chất vấn các bộ trưởng, người đứng đầu ngành kiểm sát và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều liên quan mật thiết đến dân sinh.

Nông nghiệp là bệ đỡ của cả nền kinh tế nhưng nông dân đang lỗ kép vì doanh thu giảm nghiêm trọng khi chi phí tiêu dùng tăng; ngành chăn nuôi từng là thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam nhưng hiện đang điêu đứng và chưa tìm được lối thoát; nước ta xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người trồng lúa nghèo vẫn hoàn nghèo; thiếu đất canh tác nhưng người dân phải nhường đất cho các dự án thủy điện để rồi vừa không có nơi ở vừa thiếu ăn, lại phải gánh chịu hậu quả do các dự án ấy gây ra... Hàng loạt vấn đề nan giải đó không đợi đến khi ra nghị trường mới "nóng" mà đã diễn ra nhức nhối nhiều năm nay, chưa có giải pháp nào đột phá, rõ ràng để tháo gỡ.

Trách nhiệm hàng đầu tất nhiên thuộc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội, "tư lệnh" của ngành - ông Cao Đức Phát - vẫn lòng vòng nêu nguyên nhân để lý giải cho thực trạng. "Giải pháp đột phá để cải thiện tình hình là phải triển khai có hiệu quả Đề án "Tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" gắn với mô hình nông thôn mới. Chỉ có như vậy mới giải quyết căn cơ tồn tại của ngành..." - Bộ trưởng Phát nói.

Thật ra, đề án nói trên vừa được Thủ tướng phê duyệt hôm 10-6-2013, trong đó có những mục tiêu như: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành (nông nghiệp) bình quân từ 2,6%-3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, từ 3,5%-4%/năm trong giai đoạn 2016-2020; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực; đến năm 2020, thu nhập hộ gia đình nông thôn tăng lên 2,5 lần so với năm 2008... Như vậy, những giải pháp người đứng đầu ngành nêu ra chỉ là lời hứa ở "thì tương lai"; còn đối với những trì trệ của nông nghiệp và sự bế tắc của nông dân bao năm qua thì bộ chủ quản cũng bất lực.

"Tư lệnh" ngành nông nghiệp có vẻ "đi trên mây" khi khẳng định nông dân vẫn có lãi dù nhiều đại biểu dân cử bác bỏ điều ấy. Cứ được mùa là mất giá, giá bán theo chương trình thu mua tạm trữ tiệm cận với giá thành, nông dân cày bạc mặt vẫn túng thiếu quanh năm trong khi khối doanh nghiệp lãi đến 800 tỉ đồng từ chương trình này. Ai cũng thấy tư thương đang bòn rút người trồng lúa, lẽ nào lãnh đạo ngành nông nghiệp không biết?!

Người phương Tây có câu thành ngữ "Con voi trong phòng" (Elephant in the room), hàm ý rằng có những chuyện rất rõ, ai cũng thấy nhưng có người vờ không thấy để né trách nhiệm. Nông dân nói chung đang lao đao là quá rõ, ngành nông nghiệp phải thừa nhận hiện trạng đó để hướng chính sách đi sát thực tế, khắc phục những yếu kém trong quản lý điều hành thì mới mong có giải pháp vực dậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo