xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dấu ấn

NGUYỄN THIÊN DI

Thông tin tăng lương tối thiểu (LTT) chung lên 1.150.000 đồng từ ngày 1-7-2013 được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ công bố sáng 31-10 tại nghị trường Quốc hội (QH) được dư luận đón nhận với hiệu ứng tích cực.

Suốt nửa tháng qua, đề xuất hoãn tăng lương của Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày với Ủy ban Thường vụ QH vào ngày 16-10 trở thành tâm điểm của dư luận. Đến kỳ họp thứ tư QH khóa XIII, vấn đề này làm nóng nghị trường và chỉ trong tuần thứ hai của kỳ họp, đã được xem xét lại. Theo phương án của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sẽ tăng mức LTT chung cho cán bộ công chức (CBCC), cán bộ nghỉ hưu, người có công (khoảng 8 triệu người) ở mức 100.000 đồng/tháng trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1-7-2013, với tổng kinh phí khoảng 21.700 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 18.400 tỉ đồng, địa phương 3.300 tỉ đồng.

Dù chậm hơn 2 tháng so với lộ trình và mức tăng ít hơn dự kiến nhưng việc tăng LTT chứng tỏ Chính phủ đã có sự tiếp thu, cầu thị trước các ý kiến tâm huyết của nhiều đại biểu (ĐB) QH. Theo ĐB  Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Cần hiểu rằng đa số người lao động, CBCC nói chung chỉ sống nhờ vào đồng lương là chính.  Nếu Chính phủ cải cách thủ tục hành chính tốt hơn, tinh giản biên chế tốt hơn và tiết kiệm được nhiều hơn trong các chi tiêu, mua sắm công thì đủ khả năng để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình”.
ĐB Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TPHCM, cho rằng: “Không nên trì hoãn tăng lương theo lộ trình và hệ lụy việc trì hoãn là không nhỏ. Hiện nay, mức sống nói chung của CBCC vẫn chưa bảo đảm. Nếu không điều chỉnh lương thì sẽ không giải quyết được nhu cầu cần thiết của một bộ phận lớn người dân hiện nay. Việc tăng lương và ổn định tâm lý, tạo niềm tin trong nhân dân là hết sức quan trọng để Chính phủ và nhân dân đồng thuận vượt qua khó khăn”. Theo ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) trong đấu tranh chống tham nhũng thì tiền lương đủ sống là rất quan trọng và ĐB Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đề nghị: “Phải tăng lương, không nên trì hoãn”.

Có thể xem đây là một điển hình của một QH thực chất, bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Người dân dõi theo, gửi gắm những kỳ vọng vào các ĐB và những vấn đề trọng đại được bàn thảo cũng đều hướng đến phát triển đất nước, đem lại đời sống tốt hơn cho mỗi người dân. Khoảng giữa không gian nghị trường và đời sống xã hội là sự quan tâm của cử tri, để những phản hồi của đời sống được chuyển tải làm nóng nghị trường, để nghị trường đưa ra những quyết sách tốt hơn cho đời sống người dân. Cũng qua những kỳ họp QH, các ý kiến tâm huyết, thấu đáo giúp Chính phủ điều chỉnh các chủ trương chính sách chưa phù hợp, điều hành tốt hơn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội...

Cử tri ghi nhận, chấm điểm cho những ĐB do mình bầu lên. Cử tri cần những ĐB có tâm, có tầm là vậy. Không chỉ nói lên tâm tư nguyện vọng cử tri mà còn đưa ra những giải pháp, phương thức để giải quyết các khúc mắc trong quản lý điều hành.  Không chỉ là sự sẻ chia, tạo ra sự đồng thuận để cùng đưa đất nước vượt khó mà còn là thái độ nhất quán, quyết liệt trước những việc ảnh hưởng đến dân sinh, những công trình dự án ảnh hưởng tới tài nguyên quốc gia, tới sự an nguy của cộng đồng dứt khoát phải được ngăn chặn...
Đó là những dấu ấn, những điểm son của QH, là hình ảnh của những ĐBQH hết lòng vì dân..
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo