xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu hẳn là thiên tai!

LƯƠNG DUY CƯỜNG

Nhiều người dân thủ đô Hà Nội đã có một ngày cuối tuần vất vả khi phải giải quyết hậu qủa của ngập nước do những cơn mưa liên tiếp mấy ngày qua. Nhưng đâu chỉ có Hà Nội, nhiều người ở TP HCM cũng phải vật lộn để vượt qua một đoạn đường ngắn về nhà, ngay cả những ngày không mưa.

Nhớ một thời, nhiều người lạc quan rằng với kế hoạch và các dự án quy mô, đến năm 2008 hay 2010, TP HCM có thể xóa hoàn toàn các điểm ngập. Thực tế chứng minh đấy là một câu chuyện dài chưa có hồi kết. Mới đây, TP HCM phải chi 40,5 tỉ đồng để cải tạo, khai thông, nâng cấp một số điểm ngập ở các quận: 5, 6, 11 và chấp thuận cho quận Thủ Đức tạm ứng 30 tỉ đồng để đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng kè ở phường Linh Đông nhằm chống ngập cho khoảng gần 5.000 người, bảo vệ 45 ha đất, đồng thời chống sạt lở 678 m bờ sông Sài Gòn. Chi phí không ít nhưng nhiều chuyên gia chống ngập khẳng định là chưa ăn thua gì để nghĩ đến chuyện xóa ngập.

Ở Hà Nội, một dự án thoát nước bằng nguồn vốn vay ODA ước chi phí hết hơn 2 tỉ USD, triển khai từ năm 1998 và theo tính toán, khi giai đoạn 2 kết thúc vào năm 2013, thủ đô có thể chịu được mưa cỡ hơn 310 mm/2 ngày. Thế nhưng vừa qua, mưa chỉ mới 180 mm mà một số tuyến phố ở Hà Nội đã thành sông.

Từ năm 1942, kiến trúc sư Hoeffel (người Pháp) từng khuyên: “Hệ thống thoát nước của Sài Gòn có phát triển nhưng còn thiếu. Phải tăng cường thêm hệ thống đó bằng dịch vụ thu gom bùn, rác bẩn”. Hoeffel đã nhìn thấy yêu cầu của việc tăng năng lực chống ngập nhưng vừa phải gìn giữ năng lực đó bởi đầu tư xây dựng cho nhiều nhưng nếu cứ tắc với nghẹt vì bùn hay rác thải thì ngập vẫn hoàn ngập.

Cuối năm 2012, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP HCM cho biết TP có khoảng 11.804 m cống, 306 hầm ga, 40 cửa xả và 42 tuyến kênh rạch bị lấn chiếm để xây dựng hoặc san lấp làm thu hẹp dòng chảy. Từ đó đến nay có bao nhiêu cống xả, kênh rạch, hầm ga trong số bị lấn chiếm kia đã được khơi thông?

Còn ở Hà Nội, một loạt khu đô thị trong quy hoạch đều có hồ chứa và thoát nước nhưng chủ đầu tư chỉ làm nhà mà không đào hồ, chưa kể khoảng 30% trong tổng số 2.100 ha hồ nước nguyên thủy đã bị lấp trong vòng gần 20 năm qua.

Đó là chưa nói đến những chuyện nghe rất khôi hài như mới đây, các đơn vị khảo sát lập dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, các chủ đầu tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND TP HCM và UBND tỉnh Long An đã gặp nhiều khó khăn về việc sử dụng số liệu cao độ mực nước các trạm thủy văn phục vụ cho những dự án chống ngập. Nguyên nhân là vì Trạm Thủy văn Phú An (TP HCM) và Bến Lức (Long An) đã được xây dựng lại và đưa vào sử dụng từ năm 2008 nhưng vẫn dùng cao độ tính mực nước từ năm 1983, nghĩa là lạc hậu với sự phát t riển chóng mặt của khu vực này đến 30 năm.

Vì vậy, chưa mưa hay mưa nhỏ đã ngập, ngập rồi không thoát được nước thì có khi vì nhân tai chứ đâu hẳn là thiên tai!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo