xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đời đời khắc ghi

PHẠM DƯƠNG

“Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và truyền thống vinh quang của quân chủng” - tiếng thét rực lửa của Anh hùng liệt sĩ - thiếu úy Trần Văn Phương, Phó Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc bảo vệ đảo ngày 14-3-1988 như vang vọng mãi.

25 năm đã trôi qua nhưng trận hải chiến đẫm máu của các chiến sĩ để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc không hề phai mờ trong ký ức. Trong cuộc chiến ấy, quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển đảo thiêng liêng, thiếu úy Trần Văn Phương đã cuốn chặt lá cờ Tổ quốc đỏ thắm, biểu tượng chủ quyền của Tổ quốc trên đảo. Ngã xuống trong cuộc chiến không cân sức, máu thịt của Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương đã quyện chặt với vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

img
Thả hoa tưởng niệm các liệt sĩ là một nghi lễ thường xuyên trong những chuyến tàu đến với Trường Sa
Ảnh: MẠNH DUY
 
Cùng với Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân là những tấm gương chói sáng về sự hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc cách đây hơn 25 năm. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, trước tình thế mất đảo chỉ trong gang tấc, đã bình tĩnh, mưu trí chỉ huy tàu HQ 505 vừa chiến đấu với tàu địch vừa nhanh chóng đưa tàu lao lên bãi ngầm Cô Lin để biến con tàu thành chiến hạm nổi quyết chiến đấu đến cùng, bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền Tổ quốc.

Cuộc chiến đấu ngoan cường cùng sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ trong trận chiến Gạc Ma đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Chiến công và sự hy sinh quả cảm của các liệt sĩ đời đời được Tổ quốc và nhân dân khắc ghi. Sau trận chiến bi hùng ấy, mỗi con tàu hải quân đi qua nơi mà 64 cán bộ, chiến sĩ ngã xuống đều làm lễ thả hoa tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

“Hôm nay, đứng ở nơi đây, giữa biển trời lạnh trắng, biển đã có lúc bình yên song lòng chúng tôi thì lắng lại. Đồng đội ơi, hãy để cho chúng tôi được thầm khóc với những giọt nước mắt nhớ thương, cảm phục, tự hào, để nhắc nhở chúng tôi, dưới đáy biển lạnh giá nơi đây còn có những đồng đội đang nằm…”. Sau những lời cất lên tự đáy lòng của đại tá Hoàng Ngọc Dương, Trưởng Phòng Dân vận Cục Chính trị, Quân chủng Hải quân, là những tiếng nức nở vang khắp boong tàu HQ 996, nơi gần 200 người con đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam trong chuyến ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2011 đã cùng nghẹn ngào thả xuống mặt biển xanh ngắt vòng hoa kết hình quốc kỳ.

1/4 thế kỷ trôi qua song biển đảo của Tổ quốc chưa được bình yên. “Chúng tôi, những người đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh tổ tiên, trước hương hồn các đồng chí, xin nhắn gửi tới thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được chủ quyền biển đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc để Trường Sa mãi mãi trường tồn” - đó là lời thề của bất kỳ người con đất Việt nào đi qua nơi mà 64 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến ngày 14-3-1988.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo