xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng làm suy giảm niềm tin

MINH HÀ

Những ngày này, không chỉ người dân Bắc Trà My (Quảng Nam) mà lòng dân khắp cả nước dường như cũng đang “rung chấn” bởi thủy điện Sông Tranh 2. Sự rung chấn này không hẳn đến từ công trình thủy điện tích nước mà từ cách hành xử bất nhất của những người có trách nhiệm liên quan.

Và không chỉ thủy điện Sông Tranh 2, một loạt hành vi ứng xử với các dự án thủy điện khác như Đồng Nai 6, 6A; việc điều hành giá xăng dầu, quản lý vàng... gần đây cũng đã khiến người dân cảm thấy niềm tin bị suy giảm, khi cơ quan quản lý “nói một đường, làm một nẻo”, đùn đẩy trách nhiệm, trước những khó khăn và sự an nguy của người dân.

Trở lại điểm nóng là thủy điện Sông Tranh 2. Ngay từ những rung chấn đầu tiên, thay vì tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục sự cố để an dân thì những người trong cuộc liên tục phát ngôn gây sốc. Chủ đầu tư to tiếng “Dân nên chia sẻ và hy sinh cho thủy điện”!? Cơ quan chủ quản - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - thì mạnh miệng: Thủy điện an toàn, không cần phương án sơ tán cho dân. Có vị còn xoáy vào nỗi đau của người dân khi nói dân xây nhà ẩu (nên bị nứt, lún!). Chỉ đến khi thực tế không thể chối cãi, công luận lên tiếng mạnh mẽ, đơn vị tư vấn mới thừa nhận sai sót và bào chữa: “Chúng ta chưa có kinh nghiệm thì phải mượn thế giới về dùng”!

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, dù chưa đưa ra kết luận chính thức, cũng đã tỏ ra không mấy tin tưởng vào chất lượng của công trình thủy điện này khi chỉ đạo: “Nếu không an toàn thì không tích nước, không phát điện”. Và như vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm khi một công trình ngốn trên 5.000 tỉ đồng, hàng trăm hộ dân phải di dời, nhường đất và cuộc sống yên lành cho thủy điện mà lợi ích nó đem lại chắc chắn không thuộc về họ?

Thêm một chuyến nữa, những ngày này, người dân lại tái xếp hàng đi mua, bán vàng do thị trường đang được độc diễn bởi thương hiệu vàng SJC. Cũng vì độc quyền nên  giá vàng SJC hiện đang cao hơn giá thế giới đến 3 triệu đồng/lượng nhưng người dân vẫn không có quyền lựa chọn giao dịch. Các nhà đầu cơ tha hồ làm giá. 
Trong khi trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng chỉ cần vàng trong nước cao hơn thế giới hơn 400.000 đồng/lượng là có thể khẳng định có chuyện làm giá. Nhưng nay, “sự làm giá” của thương hiệu SJC đã cao gấp gần 8 lần tuyên bố của Thống đốc, vẫn không thấy Ngân hàng Nhà nước mạnh tay xử lý hay chấn chỉnh. Chỉ thiệt cho những người trước đó đã tin, vội vã bán rẻ các thương hiệu vàng khác, để rồi nay phải mua lại vàng SJC với giá cao ngất ngưởng...

Tương tự, đã bao lần xăng dầu đòi tăng giá nhưng chuyện minh bạch cách tính giá cơ sở vẫn xa vời. Các đại lý găm hàng, gây khó cho dân nhưng xử lý chỉ là giơ cao đánh khẽ. Quỹ bình ổn giá không kiểm soát được số dư, khi cần can thiệp thì các nhà quản lý nhìn nhau, hỏi tiền chạy đi đâu?!

 Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cách ứng xử của nhiều cơ quan quản lý hiện nay là bao che, bào chữa trước xã hội chứ không phải là giám sát. Điều này đã tạo ra những lỗ hổng làm suy giảm lòng tin trong dân.

Làm cho dân yên tâm tin tưởng là nhiệm vụ cần thiết lúc này

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo