xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dứt bệnh con cưng?

Lương Duy Cường

Hôm nay, 1-9, Nghị định 71/2013/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực với một loạt quy định trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gọi tắt là DN).

Đây là đối tượng DN được Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập.

Điều 29 được xem là nội dung nhạy cảm nhất của nghị định này: Cho phép DN sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của DN đã được đầu tư bằng nguồn vốn của mình để đầu tư ra ngoài nhưng không được góp vốn hoặc đầu tư vào bất động sản (trừ DN có ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản); không góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán (trừ trường hợp đặc biệt). Đối với DN đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên, nếu không được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì nghị định yêu cầu phải thoái hết số vốn này.

Việc các DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mang vốn đi đầu tư tràn lan ra bên ngoài dưới danh nghĩa đầu tư kinh doanh đa ngành, với tham vọng trở thành các “cheabol” của Việt Nam, bùng phát vào những năm 2007-2009 và đã được khẳng định là không phát huy hiệu quả, thậm chí còn tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô. Sau đó, một báo cáo của Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng các tập đoàn nhà nước đầu tư ngoài ngành gần 22.000 tỉ đồng - trong đó, trên 80% là kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, quỹ đầu tư... vốn xa lạ với chức năng chính của các DN này. Đặc biệt, đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng lên đến 10.128 tỉ đồng. Dẫn đầu việc đầu tư ngoài ngành là Tập đoàn Dầu khí (hơn 6.700 tỉ đồng), Tập đoàn Công nghiệp Cao su (3.800 tỉ đồng), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hơn 2.100 tỉ đồng).

Chính vì thế, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 9-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước dừng đầu tư ra ngoài ngành, rút dần các khoản vốn này để tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực chính. Đặc biệt, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 3, khóa XI (tháng 10-2011), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015”.

Nói là vậy nhưng để giải quyết vấn đề một cách căn cơ thì cần có các định chế pháp luật. Cho nên, Nghị định 71 sẽ có sứ mạng rất quan trọng nếu được triển khai và áp dụng nghiêm chỉnh.

Nếu xem tình trạng nói trên là căn bệnh khó trị thường thấy ở DN con cưng thì bây giờ là lúc đã chẩn đúng bệnh, kê đúng thuốc và chỉ cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị thì chắc chắn hết bệnh, không cần trông chờ theo kiểu “may thầy, phước chủ”. Song, với cách kiểm tra, giám sát như lâu nay, “vạch lá” rất nhiều nhưng ít thấy “sâu”, nếu không thay đổi thì khó để tin ngay là từ đây, đồng vốn nhà nước sẽ được quản lý sẽ chặt chẽ và DN sẽ tự giác không mang vốn đầu tư ra ngoài tràn lan như đã làm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo