xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giữ “lưới an toàn”

NGUYỄN THIÊN DI

Từ ngày 1-1-2011, việc tăng lương tối thiểu (LTT) bắt đầu được áp dụng ở các loại hình doanh nghiệp (DN). Theo đó, mức LTT vùng để trả công cho người lao động (NLĐ) làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang, bảng lương, các loại phụ cấp lương; tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động

Tuy nhiên, mức tăng lương của NLĐ không cao và trong khi lương chưa tăng thì giá cả đã leo thang nên đời sống của NLĐ cũng không được cải thiện.

Về bản chất, LTT là “lưới an toàn” nhằm bảo vệ NLĐ khi người sử dụng lao động muốn trả cho NLĐ mức lương càng thấp càng tốt.
 
Song nhiều năm qua, tấm “lưới an toàn” này không phát huy tác dụng vì LTT của chúng ta quá thấp, không bảo đảm tái sản xuất sức lao động cho NLĐ và chi phối cứng nhắc lên toàn bộ các khu vực nhận lương.
 
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH: Mức LTT ban hành năm 1993 chỉ bảo đảm 70% nhu cầu thực tế, năm 1997 chỉ đạt 50%, năm 1999 đạt 58%, năm 2001 đạt 68% và năm 2003 chỉ đạt 72,5%.
 
LTT tăng nhỏ giọt còn có lý do là  gắn chặt với các chính sách xã hội (hưu trí, ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội), mỗi lần tăng LTT sẽ kéo các khoản trợ cấp xã hội tăng theo.
 
Hiện cả nước có từ 3 - 4 triệu người hưởng trợ cấp liên quan đến LTT và khi cả người đang làm công ăn lương và người không làm việc, hưởng chính sách xã hội đều lấy từ ngân sách Nhà nước thì sẽ rất khó tăng LTT cho người đang làm việc. 
 
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỉ trọng chi lương hưu và bảo đảm xã hội trong ngân sách hầu như không đổi (trên dưới 9%) nhưng số lượng tăng tuyệt đối lại ngày càng lớn, chỉ riêng năm 2007 tăng 20.000 tỉ đồng - gấp đôi so với năm 2003.
 
Vì vậy, để tăng LTT, cần tách nó  ra khỏi hệ thống chính sách xã hội. Mặt khác, phải thúc đẩy nhanh việc thực hiện các chủ trương tiến bộ, phù hợp xu thế phát triển. Theo lộ trình cải cách tiền lương, đến năm 2012 sẽ thống nhất một mức LTT với các loại hình DN.
 
Điều này là cần thiết bởi khi sức lao động là hàng hóa, việc trả lương phải theo năng suất, hiệu quả lao động và quy luật cung - cầu của thị trường lao động. Hiện nay, nhiều văn bản quy phạm về tiền lương được ban hành và vận dụng cứng nhắc, tuy nhiên, DN trong nước thì phải tuân thủ (như đăng ký thang, bảng lương, công khai tiền lương, thưởng) nhưng DN có vốn đầu tư nước ngoài viện lý do phải giữ bí mật kinh doanh để không chấp hành, cơ quan quản lý Nhà nước cũng làm ngơ. Tình trạng đó chỉ tiếp tay cho DN lách luật, gây thiệt hại cho NLĐ và thất thu ngân sách mà thôi.
 
Tiền lương không chỉ là hình thức trả công cho người đang làm việc mà còn là động lực và cũng là một chính sách xã hội quan trọng. Do đó, vai trò quản lý, giám sát thực hiện chính sách tiền lương của cơ quan hữu trách cần được phát huy, gia tăng trách nhiệm.
 
Khi NLĐ được trả lương tương xứng, hiệu quả mang lại cho DN và xã hội sẽ lớn hơn. Sự chậm trễ trong cải cách tiền lương càng làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa các thành phần trong xã hội cũng là một yêu cầu bức thiết để các chính sách tiền lương cần có sự thay đổi linh hoạt, không chạy theo sau lạm phát và giá tiêu dùng...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo