xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hậu quả nhỡn tiền !

Minh Lê

Ngay sau cơn bão số 9 tan, ngày 2-10, Bộ Tài nguyên-Môi trường tổ chức hội thảo “Nghèo đói, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí”. Cái tên cuộc hội thảo đã nói lên mối quan hệ nhân quả của nạn đói nghèo và sự biến đổi khí hậu mà thủ phạm và nạn nhân đều là con người. Con người với hàng loạt hoạt động là tác nhân làm cho biến đổi khí hậu bất thường và rồi cũng chính con người nhận lấy hậu quả do mình gây ra...

Cơn bão số 9 dữ dội đã tàn phá nặng nề các tỉnh miền Trung từ vùng duyên hải đến vùng rừng núi Tây Nguyên. Thiệt hại về người, tài sản của dân, cơ sở hạ tầng vật chất của xã hội là hết sức to lớn.


Miền Trung năm nào cũng hứng chịu hàng loạt cơn bão lũ. Nhưng điều đáng lưu ý là diễn biến của bão lũ theo chiều hướng năm sau nặng nề hơn năm trước. Cơn bão Xangsane 3 năm trước đã là lớn nhưng cơn bão Ketsana (cơn bão số 9) vừa rồi lại càng lớn hơn.


Mức tàn phá của bão lũ tăng theo mức tàn phá rừng. Tấm thảm thực vật – rừng – có tác dụng ngăn nước, giữ nước bị tàn phá nặng nề nên hễ mưa là lụt. Ở vùng núi là lũ quét, lũ ống, núi sạt lở; còn ở vùng đồng bằng ven biển thì lũ tràn về nhanh hơn, đỉnh lũ cao hơn. Hậu quả nhỡn tiền của nạn phá rừng đã rõ. Hậu quả của biến đổi khí hậu cũng không còn là chuyện ở đâu đâu hay là chuyện của năm, bảy chục năm nữa như nhiều người vẫn nghĩ.


Theo tính toán của các nhà khoa học, trên quy mô toàn cầu, nạn phá rừng là nguyên nhân của 1/5 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cao hơn nhiều so với ô nhiễm không khí do giao thông đường bộ, đường thủy gây ra. Chống phá rừng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, ít tốn kém nhất để kiềm chế sự nóng lên của trái đất, sự biến đổi khí hậu bất thường.


Cả nước đang dốc công dốc sức giúp đồng bào miền Trung vượt qua cơn khốn khó. Công việc cấp bách này cả nước đã làm, đang làm và tiếp tục làm. Tuy nhiên, việc rất cần làm nữa là phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp căn cơ giúp đồng bào miền Trung giảm nhẹ thiệt hại hoặc có thể sống chung với bão lũ như đồng bào vùng đồng bằng sông Cửu Long chung sống với lũ.

Tại hội thảo “Nghèo đói, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí”, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm phát thải khí nhà kính, các giải pháp xây dựng, quy hoạch và phát triển đô thị ở vùng ven biển VN để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cũng tại cuộc hội thảo này, giám đốc “Dự án đói nghèo và môi trường” - tiến sĩ Trương Mạnh Tiến - đánh giá: Những nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý sẽ là cơ sở cho việc đề xuất chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại miền Trung.


Mong sao những nghiên cứu, đề xuất từ cuộc hội thảo này sớm thành hiện thực để đồng bào miền Trung bớt khổ, thoát khỏi cảnh cơ ngơi, sự nghiệp gầy dựng cả đời phút chốc tiêu tan!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo