xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kìm giá thuốc

LƯU NHI DŨ

Một thời gian dài giá tân dược liên tục nhảy múa, hỗn loạn. Nguyên nhân tình trạng này đến gần đây các cơ quan quản lý mới thấy rõ là do Thông tư 10/2007 về hướng dẫn đấu thầu thuốc của Bộ Y tế có nhiều kẽ hở để các nhà thầu, công ty dược móc túi người bệnh và quỹ BHYT.

Cách đây mấy ngày, 9 đối tượng nguyên là lãnh đạo, cán bộ Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã phải hầu tòa cũng vì “ăn” trên đầu bệnh nhân. 18 tháng tù cho hưởng án treo mà nguyên giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai Phùng Xuân Quýnh bị phạt, 39 tháng tù dành cho nguyên phó giám đốc Đặng Đức Châu vẫn còn quá nhẹ so với số tiền mà họ đã làm thất thoát lên đến 8,5 tỉ đồng. Những sai phạm của nguyên lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Gia Lai xảy ra trong thời điểm Thông tư 10/2007 có hiệu lực. Họ đã làm gì? Họ đã biến những gói thầu thuốc thành những “chùm khế ngọt”; làm những điều tưởng rất khó như biến thuốc nội thành thuốc ngoại, biến thuốc được sản xuất ở các nước châu Á thành châu Âu…

Đó chỉ là một vụ điển hình, có thể còn những vụ tương tự nhưng chưa bị lộ, cho thấy Thông tư 10/2007 bất cập như thế nào. Điều đó cũng có nghĩa là suốt thời gian 5 năm qua (2007-2012), các cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý giá thuốc.

Phải đến 5 năm sau (2012), các cơ quan quản lý mới thấy được sự bất cập của Thông tư 10/2007. Đó là lý do để Thông tư 01/2012 của liên bộ Y tế - Tài chính được ban hành, có hiệu lực từ tháng 6-2012. Thông tư này bước đầu đã bịt được các lỗ hổng của Thông tư 10/2007. Chỉ tính riêng 4 địa phương áp dụng Thông tư 01/2012 để tổ chức đấu thầu thuốc đã tiết kiệm được hơn 150 tỉ đồng. Vậy trong suốt hơn 5 năm qua, các nhà thầu, công ty dược và những đối tượng liên quan đã “ăn” trên đầu bệnh nhân bao nhiêu tỉ đồng? Chắc chắn đó là con số kinh khủng!

Điều đáng nói là Thông tư 01/2012 có hiệu lực từ tháng 6-2012 nhưng cho đến nay, nhiều địa phương vẫn chưa áp dụng vì cho rằng quy  trình đấu thầu thuốc theo thông tư này khá phức tạp. Nếu vậy, Bộ Y tế nên có những văn bản hướng dẫn, thậm chí chia sẻ kinh nghiệm từ các địa phương đã làm tốt cho các địa phương áp dụng vì việc áp dụng Thông tư 01/2012 càng sớm thì người bệnh càng có lợi.

Tuy nhiên, nếu Thông tư 01/2012 được áp dụng đại trà thì người bệnh đã hết bị móc túi chưa? Chưa chắc, bởi các nhà thầu, công ty dược đủ chiêu và còn lắm trò để móc túi người bệnh. Theo số liệu được công bố trên tập san PLoS Medicine, mỗi năm, kỹ nghệ dược chi trên 50 tỉ USD cho các hoạt động tiếp thị và trong số này, 70% nhắm vào giới y khoa. Với sức mạnh tiền bạc, các công ty dược và nhà phân phối luôn tìm mọi cách để chi phối giá thuốc. Do vậy, chỉ riêng Thông tư 01/2012 cũng chưa đủ ngăn cản giá thuốc nhảy múa mà còn phải có trách nhiệm của Cục Quản lý dược của Bộ Y tế. Được biết, bắt đầu từ tháng 4-2013, Cục Quản lý dược sẽ quản lý theo lãi trần từ nhập khẩu đến sản xuất để khống chế giá thuốc.

Hy vọng giá với những biện pháp tích cực, giá thuốc sẽ được quản lý chặt chẽ để người dân hưởng lợi. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo