xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quá dễ dãi!

LƯU NHI DŨ

Trước phản ứng của dư luận, Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67) - Bộ Công an thừa nhận quy định phải xin phép mới được ghi hình lực lượng này đang làm việc là chưa chuẩn xác.

Vì thế, đơn vị này đã có Công văn số 2315/C67-P6 do Thiếu tướng, Cục trưởng Nguyễn Văn Tuyên ký, hủy điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 ngày 26-4-2013..

Vậy mà cách đó có mấy ngày, lãnh đạo đơn vị soạn thảo văn bản nêu trên cho rằng dư luận hiểu không đúng nội dung công văn, cho đến khi Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp “tuýt còi” thì C67 mới điều chỉnh!

Dư luận đặt câu hỏi vì sao C67 lại dễ dãi ra công văn trái luật như vậy? Để tìm câu trả lời này cũng đơn giản nếu chịu khó nhớ lại một vụ án rất không bình thường mà TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra xét xử hôm 18-7 vừa qua. Trong vụ án này, 4 thanh niên đã phải nhận 16 năm tù vì tống tiền CSGT. Họ đã ghi hình sai phạm của Tổ tuần tra Kiểm soát giao thông số 2, PC67, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế, sau đó tổ chức tống tiền 120 triệu đồng các CSGT. Điều lạ lùng là nhóm CSGT này đồng ý góp tiền để chung chi cho 4 thanh niên trước khi vụ việc vỡ lở. Đặc biệt, nhóm thanh niên trên còn khai đã từng ghi hình và tống tiền thành công đối với CSGT ở một địa phương khác!

Rõ ràng, việc C67 ra quy định trên không phải là cách để làm trong sạch đội ngũ CSGT. Phát biểu tại hội nghị về an toàn giao thông mới đây, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cho rằng nếu giảm được 5% tiêu cực trong ngành CSGT thì sẽ giảm được 30% tai nạn giao thông. Vì vậy, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra lực lượng CSGT để phòng chống tiêu cực.

Phòng chống tiêu cực, tiến đến làm trong sạch đội ngũ CSGT mới là vấn đề mấu chốt để bảo đảm an toàn giao thông. Việc hạn chế, cấm đoán người dân, phóng viên ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ là vô hiệu hóa một kênh quan trọng để giám sát hoạt động của lực lượng này.

Từ trước đến nay, nhiều văn bản vi phạm pháp quy thường nhằm mục đích có lợi cho cơ quan ban hành ra nó. Có thể kể đến Thông tư 04 của Bộ Giáo dục - Đào tạo sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT với nội dung quan trọng là cấm phát tán thông tin tiêu cực trong phòng thi. Sau đó, gặp sự phản ứng của dư luận nên văn bản này đã bị hủy bỏ. Bộ này còn có văn bản rất ngây ngô như quy định cộng điểm ưu tiên cho bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi đại học. Ngoài ra, các bộ Công Thương, Công an, Giao thông Vận tải, Khoa học - Công nghệ cũng từng ra Thông tư liên tịch số 06/2013, trong đó có nội dung phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm!

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ đầu năm 2013 đến nay, có khoảng 3.900 văn bản chưa bảo đảm tính hợp pháp. Nếu cơ quan có thẩm quyền nào cũng ra văn bản pháp quy nhằm mang lại lợi ích cho mình mà không lưu ý đến tính hợp pháp, khả thi và khoa học thì việc quản lý xã hội sẽ như thế nào?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo