xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Rừng rưng rưng

DƯƠNG QUANG

Dù lưu vực sông Đồng Nai hiện đã có 20 dự án thủy điện song với “nỗ lực” của nhà đầu tư (Tập đoàn CP Đức Long Gia Lai), sắp tới hệ thống sông này có thể gánh thêm 2 dự án nữa là 6 và 6A.

Do khu vực dự kiến xây thủy điện Đồng Nai 6 và 6A giáp ranh nhiều tỉnh nên Đồng Nai không thể đơn phương quyết định. Cảnh “cha chung không ai khóc” này khiến số phận 2 dự án treo lơ lửng. Phần đông chuyên gia về môi trường và người dân, dựa trên những luận cứ khoa học cũng như bài học thực tế cụ thể, không muốn Đồng Nai 6 và 6A được triển khai. Mà ở đâu cũng thế, bây giờ người dân quá sợ thủy điện rồi.

Về hình thức, luôn tồn tại ba mục tiêu cộng sinh nhau trong mọi dự án kinh tế, như các dự án thủy điện, đó là đóng góp vào lợi ích quốc gia; thu lợi cho nhà đầu tư và phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, ba mục tiêu ấy hiếm khi đồng hành, thậm chí “đá” nhau chan chát. Đích ngắm của các chủ đầu tư thủy điện là làm sao thu vén cho đầy túi nhờ bán điện và khai thác rừng, còn lợi ích cộng đồng là chuyện nhỏ.
 
Hãy nhìn vào đời sống hàng ngàn hộ dân ở hạ du các thủy điện Sông Tranh 2, Đắk Mi 4... tại Quảng Nam thì rõ. Mất đất sản xuất, nhà tái định cư không ở được, việc làm không có..., vậy thì điện sáng giăng giăng khắp núi đồi chẳng nghĩa lý gì khi nồi cơm của dân bản địa độn toàn khoai sắn!
 
Một tổn thất rất lớn nữa khó tìm lại được là mất rừng. Theo tính toán của Bộ Công Thương, với 1 MW công suất điện (ở miền Trung và Tây Nguyên), chúng ta mất 6,2 ha đất các loại (gồm 3,98 ha đất rừng, 2,2 ha đất canh tác và đất ở). Hầu hết các địa phương mất rừng không đủ đất để bố trí trồng mới, cũng hiếm chủ đầu tư nào chi tiền để trồng bù.
 
Từ năm 2006-2011, diện tích rừng Tây Nguyên giảm từ 2,98 triệu ha xuống còn 2,82 triệu ha… Vì vậy, mới đây Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã đề nghị đóng cửa rừng, dừng khai thác. Trước đó, giữa năm 2012, Bộ NN-PTNT cũng đã đề nghị tương tự. Điều đó cho thấy nhiệm vụ giữ rừng đang hết sức khẩn thiết. Những trận lũ kinh hoàng ở đồng bằng miền Trung gần đây chính là cảnh báo từ thiên nhiên, dù không mới nhưng hàm chứa lời nhắn gửi nhãn tiền: Ăn của rừng rưng rưng nước mắt!

Theo quy hoạch của Bộ Công Thương, cả nước sẽ có 1.097 thủy điện. Hiện 195 dự án đã vận hành, 245 dự án đang triển khai. Đợt kiểm tra tại miền Trung và Tây Nguyên vừa qua đã loại bỏ 52 dự án. Chắc chắn còn rất nhiều dự án thủy điện xứng đáng... bị khai tử nữa, vấn đề là mức độ giám sát và đánh giá trung thực của Bộ Công Thương cũng như chính quyền các địa phương đến đâu.

Trong bối cảnh như vậy, cách làm của tỉnh Quảng Nam đáng để học hỏi. Trong 44 dự án thủy điện đã phê duyệt, tỉnh này quyết định ngưng 19 dự án. Một nhát cắt tuy đau nhưng vẫn phải xuống tay bởi dân sinh là trên hết, như lãnh đạo địa phương đã nói: “Ngưng được cái nào mừng cho dân cái nấy”.

Quảng Nam làm được cớ gì các tỉnh khác không làm được!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo