xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sai đâu sửa đấy!

LƯU NHI DŨ

Ngày 1-3, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 06/2013/TT-BGDĐT để sửa đổi, bổ sung Thông tư 04 mới được ban hành chưa ráo mực. Theo đó, điểm b khoản 1 điều 42a được sửa đổi, bổ sung: “Người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi báo ngay cho nơi tiếp nhận được quy định tại khoản 2 của điều này để kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật...

Việc tiếp nhận và xử lý các tố cáo vi phạm quy chế thi được thực hiện theo pháp luật về tố cáo”.

Lần này, việc Bộ GD-ĐT sửa sai là đáng hoan nghênh! Nhưng một chuyên gia trong ngành luật cho rằng năng lực soạn thảo các văn bản pháp quy của Bộ GD-ĐT còn bất cập!

Tại sao phải sửa đổi Thông tư 04? Đó là thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2013, trong đó cho phép thí sinh được phép mang máy ghi âm và ghi hình để các thí sinh góp phần chống tiêu cực nhưng người có bằng chứng tiêu cực có trách nhiệm phải gửi cho cơ quan có thẩm quyền sau khi kết thúc ngày thi cuối cùng mà không được phát tán dưới bất cứ hình thức nào.

Các chuyên gia về luật cho rằng nội dung này của Thông tư 04 vi phạm Luật Báo chí; Luật Khiếu nại, tố cáo, làm hạn chế quyền tố cáo của công dân. Nếu cứ áp dụng thông tư này thì Bộ GD-ĐT đã tự mâu thuẫn với chính mình khi mở thêm kênh chống tiêu cực thi cử nhưng lại đóng ở khâu cuối cùng.

Thực ra, ngay cả việc cho phép thí sinh mang các thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi cũng đã gây nhiều tranh cãi từ kỳ thi năm trước vì công nghệ thông tin càng tinh vi, đâu phải giám thị nào cũng phân biệt được các thiết bị. Nhiều ý kiến cũng không đồng tình vì cho rằng nhiệm vụ của thí sinh là đi thi chứ đâu phải để chống tiêu cực và nếu làm như vậy, chính Bộ GD-ĐT cũng không tin đội ngũ giám thị của mình... Cũng vì quy định này mà trong kỳ thi năm trước, bộ cũng đã phải vất vả tổ chức tập huấn cho các hội đồng để giám thị nhận biết các loại máy ghi âm, ghi hình... Lãnh đạo bộ lúc ấy cũng phải mất công sức giải thích nhiều lần về quy định này.

Dù vậy, Bộ GD-ĐT vẫn quyết tâm làm theo ý mình và coi đó như một biện pháp để xã hội giám sát việc thi cử. Đến khi ban hành Thông tư 04, bộ lại chứng tỏ “năng lực” của mình trong việc ban hành các văn bản pháp quy (!) khi lại đặt ra một rào cản phi lý, làm cho dư luận nghĩ rằng Bộ GD-ĐT vừa mở ra vừa khép lại việc chống gian lận trong thi cử.

Bộ GD-ĐT đã tự mâu thuẫn. Còn nhớ, khi trả lời phỏng vấn báo chí trong dịp đầu xuân vừa rồi, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã thẳng thắn thừa nhận rằng việc xử lý các sai phạm mà bộ đã làm được trong thời gian qua có công lớn của báo chí. Bộ trưởng nói: “Tôi từng chất vấn, tại sao vụ, cục nào cũng phân công cán bộ theo dõi từng khối trường nhưng tôi lại không nhận báo cáo nào từ đó mà chỉ nhận thông tin qua báo chí?”. Rõ ràng, bộ trưởng đã công nhận kênh báo chí góp phần rất lớn trong chống tiêu cực, vậy sao lại có quy định kỳ lạ như vậy trong Thông tư 04?

Dù sao, cuối cùng Bộ GD-ĐT cũng đã sửa sai. Sai đâu sửa đấy, cũng là một thái độ cầu thị vậy!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo