xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao mãi thờ ơ?

TRẦN HOÀNG

Lại xảy ra án mạng từ chuyện học sinh đánh nhau và lần này là nữ sinh ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Trưa 18-1, hai nữ sinh lớp 10 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Dạy nghề huyện Lục Nam gặp nhau gần cổng Trường THPT Dân lập Đồi Ngô để “giải quyết mâu thuẫn cá nhân”.

Trong khi hai nữ sinh cãi nhau, một nữ sinh khác (là em họ của một trong hai nữ sinh cãi nhau) can ngăn thì bị nữ sinh kia rút dao đâm cả hai chị em. Cô chị trọng thương, vào bệnh viện cấp cứu, cô em họ tử vong.

Năm trước, vào ngày 30-5 tại Trường THCS xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức - Hà Nội, trước giờ vào lớp, một nữ học sinh lớp 9 đã dùng dao đâm bị thương hai bạn học cùng khối lớp 9 khiến một bạn bị thương, một bạn tử vong.

Có ai ngờ tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng bị vấy máu bởi cái ác, bởi giải quyết xích mích tuổi học trò bằng sự hằn thù man rợ. Càng buồn hơn khi điều đáng sợ này đã trở thành chuyện không lạ, có hàng chục vụ tuổi áo trắng dính đến vòng lao lý vì sử dụng hung khí thanh toán nhau trong mấy năm qua... Người đọc những tin này đã không còn bất ngờ, bàng hoàng như trước đây song cái dư vị đắng của sự tàn nhẫn, nỗi xót xa về cái ác trong môi trường học đường thì cứ thấm dần.
 
Buồn biết bao khi sự hiền lành nữ tính, những đức tính công dung ngôn hạnh đã không còn; thậm chí không còn cãi nhau, đánh nhau theo thói thường nữ giới mà đã dùng đến dao nhọn, quyết sát hại đối thủ, trong khi đối thủ là bạn cùng trường và nguyên cớ xung đột nào phải oán thù sâu sắc mà chỉ là mâu thuẫn của tuổi học trò.

Lại một lần nữa, với tư duy thông thường, hệ quy chiếu sẽ dẫn về môi trường giáo dục, về những nguyên nhân xã hội, để rồi lại không có cơ quan, ban ngành nào đứng ra nhận trách nhiệm. Cũng chưa có đề tài nghiên cứu khoa học căn cơ về hiện tượng này với những giải pháp ngăn ngừa, khắc phục được công bố; chưa cơ quan, ban ngành nào phát động một chương trình giáo dục, thực hành các kỹ năng xử lý những mâu thuẫn trong tuổi học trò để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng...

Từ sự thờ ơ đó, càng gia tăng nỗi lo về sự bất an trong đời sống hôm nay. Sự phát triển kinh tế - xã hội, thời đại bùng nổ thông tin, công nghệ với nhiều mặt tích cực đã đan xen không ít tiêu cực. Những nhân tố tác động từ xã hội, từ cái ác nhiều hơn, các phương tiện tiếp nhận thông tin cùng trò chơi bạo lực nhiều hơn.
 
Dù muốn hay không, đã có những tác động từ lối sống tầm thường, từ sự vô cảm, thiếu lòng nhân đã ảnh hưởng đến một bộ phận những người trẻ tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường. Trong lúc đó, những bài học từ nhà trường dường như chưa đủ thiết thực và lớp trẻ chưa được trang bị đủ các kỹ năng xử lý tình huống. Nền tảng giáo dục gia đình và đạo đức xã hội chưa giúp họ nghĩ về nhau tốt hơn, biết cách nói chuyện giải quyết mâu thuẫn với nhau, để họ không thủ dao trong cặp và sẵn sàng phạm tội...

Bao giờ phòng cũng cần thiết và hữu hiệu hơn là chống. Hãy giúp những người trẻ  được học và hành làm người trong sạch, hãy tạo các thiết chế pháp luật chặt chẽ hơn và cũng đã đến lúc nên đặt vấn đề cần có tòa án dành riêng cho tuổi vị thành niên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo