xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sống chung với chất độc

PHẠM DƯƠNG

Chất “lạ” là từ mà dư luận dùng để chỉ những hóa chất được phát hiện trong các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng song chưa biết là gì? Tác hại ra sao?… Điều đáng nói, thông tin về chất “lạ” xuất hiện ngày càng nhiều, tới mức phải giật mình lo sợ.

Cứ nhìn vào phản ứng, thái độ của người tiêu dùng trong nước trước những thông tin nghi vấn về hạt hướng dương nhập từ Trung Quốc có chứa chất gây ung thư và teo não là có thể thấy họ quan ngại ra sao trước vấn đề an toàn thực phẩm nhập khẩu. Trước đó, người tiêu dùng cũng lo sốt vó trước việc sữa Trung Quốc nhiễm độc. Còn nhớ trung thu năm ngoái, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ Hóa học đã phát hiện mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường có chứa chất cadimi (Cd) với hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép. Cd là 1 trong 3 kim loại (còn lại là chì và thủy ngân) độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư, dị tật thai nhi...

Hàng hóa nhập khẩu chứa chất “lạ” tràn vào ngày càng nhiều có thể do nước ta nằm sát và có vô số con đường nhập khẩu chính ngạch, tiểu ngạch khó kiểm soát với Trung Quốc - quốc gia không chỉ thế giới mà chính báo chí trong nước cũng thường lên tiếng cảnh báo về vấn đề an toàn và chất lượng hàng hóa.

Không chỉ chưa thể kiểm soát được chất lượng hàng hóa nhập khẩu mà trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề này nhiều khi cũng mù mờ, kiểu “cha chung không ai khóc”. Ví như, trong vụ xử lý vấn đề đèn lồng nhựa Trung Quốc có chất độc hại thì “ông” quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và “ông” kiểm định chất lượng hàng hóa (Bộ Khoa học và Công nghệ) đá qua đá lại…

Từ khâu phát hiện, kiểm soát, quản lý cho tới xử lý đều vừa yếu vừa thiếu trách nhiệm nên đã mở rộng cửa cho hàng hóa ngoại chất lượng kém tràn vào gây hại. Chưa kể gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu chứa chất độc hại có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe người tiêu dùng. Hiện chưa có những nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc về ảnh hưởng của hàng hóa có chất độc hại với sức khỏe người tiêu dùng song cảnh phải “sống chung với chất độc” này có liên quan gì tới con số ca ung thư tăng vọt với 150.000 người mắc mới và 75 người tử vong/năm?

Người dân sẽ phải “sống chung với chất độc” đến bao giờ và làm gì để chống chất “lạ”? Câu hỏi này đang được đặt lên bàn của những người và cơ quan có trách nhiệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo