xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu và dụng

Dương Quang

Chuyện Đà Nẵng dự tính kiện 3 học viên không trở về làm việc theo hợp đồng đã nói lên rất nhiều điều chứ không thuần túy chỉ là tranh chấp dân sự. Từ đây, vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài tiếp tục được xới lại.

Theo Đề án 922 thực hiện từ năm 2011, Đà Nẵng có kế hoạch đào tạo 523 "hạt giống đỏ" trong và ngoài nước. Hai bên ký hợp đồng cam kết hẳn hoi, theo đó thành phố tài trợ chi phí ăn học, bình quân khoảng 600-800 triệu đồng/học viên/năm; đổi lại, học viên học xong phải quay về làm việc tại Đà Nẵng từ 5-7 năm.

Nguồn cơn dẫn đến kiện tụng là do trong hơn 523 học viên nói trên, gần 20 người có dấu hiệu bỏ ngang, trong đó 3 người học ở nước ngoài xem như bỏ cuộc và đã vi phạm hợp đồng. Đà Nẵng tuyên bố có đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện và nếu kiện thì sẽ thắng. Khi đó, mỗi bị đơn sẽ phải đền bù cho nguyên đơn khoản tiền gấp 5-7 lần chi phí đã bỏ ra cho họ ăn học.

Hiện Đà Nẵng đã chấm dứt việc tham gia đề án nói trên đối với 3 học viên và có thể sẽ kiện ra tòa nếu các học viên không hoàn trả kinh phí đào tạo. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hơn lúc này là cần phải làm rõ vì sao họ bỏ cuộc và tiếp sau sự vụ này, liệu có ngăn được nạn chảy máu chất xám?

Bằng cách xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao từ năm 2004, Đà Nẵng đã đi đầu cả nước trong thực hiện chính sách khuyến tài và gặt hái hiệu quả tốt trong gần 10 năm qua. Tuy vậy, không phải người tài nào trở về cũng được bố trí công việc hợp lý. Có người giỏi nhưng không được trả lương xứng đáng, bỏ việc. Có người nhận nhiệm sở rồi ngồi chơi xơi nước quá lâu, bỏ việc. Có người sớm được đề bạt nhưng gặp phải môi trường làm việc xấu, bỏ việc. Xứ ta vốn có thói "người giàu thì ghét, người nghèo thì khinh, người thông minh thì sợ" nên chuyện người giỏi bị đố kị, hãm tài đang rất phổ biến.

Hiền tài vốn luôn quý như "sao buổi sớm", như "lá mùa thu", được xem là "nguyên khí quốc gia". Người xưa đã nghĩ thế, thời nay cũng vậy. Thu hút nhân tài vốn đã khó, sử dụng nhân tài khó gấp bội. Chẳng riêng Đà Nẵng, nhiều tỉnh - thành đã làm khá tốt chuyện thu hút nhân tài nhưng không phải địa phương nào cũng biết cách sử dụng họ. Biết thu mà không biết dụng, chính quyền để nhân tài rơi rụng giữa chừng, đó là sự lãng phí lớn cho cả đôi bên.

Trí thức nói chung và nhân tài nói riêng thường không thích sự ràng buộc. Tuy nhiên, chữ tín phải giữ. Khi đã ký hợp đồng với chính quyền, học viên không thể lấy lý do thích "bay nhảy", thích tự do để mà bỏ dở. Đã là trí thức, phải hành xử theo cách của người có hiểu biết, đừng để đôi bên phải kéo nhau ra tòa bởi đó là chuyện bất đắc dĩ. Các địa phương khác và riêng Đà Nẵng có thể xem vụ này là bài học quý. Để không phải lặp lại, nên chăng những cam kết trong hợp đồng cần được thay thế bằng các điều kiện có tính ràng buộc cao hơn, cơ sở pháp lý vững vàng hơn; trên tất cả phải là một môi trường làm việc thật tốt để thu hút và giữ chân người tài.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo