xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiền lệ Tokyu

PHẠM DƯƠNG

Không ít người đã phải ngạc nhiên khi thấy nhà thầu là Công ty TNHH Xây dựng Tokyu (Nhật Bản) yêu cầu bồi thường khoảng 200 tỉ đồng do chậm được giao mặt bằng để thi công trong một gói thầu của dự án cầu Nhật Tân - Hà Nội.

Yêu cầu này, nói như ông Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường là “chưa có tiền lệ đền bù khi chậm giải phóng mặt bằng”.

Có thể nói, việc Tokyu phải đề nghị bồi thường do chậm tiến độ giao mặt bằng là việc làm cực chẳng đã. Bởi, đơn vị này đã phải thi công cầm chừng suốt 1 năm 5 tháng qua do chưa được giao mặt bằng. Đưa chuyên gia, kỹ thuật cùng máy móc thiết bị sang Việt Nam cả năm trời mà thi công cầm chừng đã gây ra thiệt hại khá lớn. Đó là chưa tính việc ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của nhà thầu này ở nơi khác trong cả năm trời.

Thực ra, việc chậm tiến độ các dự án, công trình xây dựng ở nước ta là “chuyện thường ngày ở huyện”. Có thể nói, hầu như không mấy công trình, dự án xây dựng mà không chậm tiến độ. Khi Tokyu buộc phải lên tiếng đề nghị bồi thường thiệt hại do chậm giải phóng mặt bằng thì ngay tại khu vực Hà Nội cũng đã có 4 dự án lớn khác rơi vào cảnh “rùa bò”. Một dự án lớn mà vượt tiến độ tới 3 năm như Nhà máy Thủy điện Sơn La được xem là một kỳ tích hiếm hoi.

Thế nhưng, điều không bình thường và đáng ngạc nhiên là dù rất nhiều dự án, công trình đình trệ vì bàn giao mặt bằng thi công chậm nhưng hầu như chưa thấy nhà thầu nào, kể cả nhà thầu nước ngoài, yêu cầu đền bù như Tokyu.

Số tiền khoảng 200 tỉ đồng mà Tokyu đề nghị bồi thường có thể lớn song còn nhỏ hơn rất nhiều nếu so với thiệt hại từ việc chậm trễ đưa cầu Nhật Tân vào sử dụng. Với tổng vốn đầu tư xây dựng lên tới 13.600 tỉ đồng thì việc chậm đưa vào sử dụng dù chỉ 1 tháng thôi, dự án này cũng đã thiệt hại rất lớn chứ chưa nói tới 2 năm như hiện nay. Đó là chưa kể những thiệt hại dạng lan tỏa do tình hình ách tắc giao thông nối thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài.

Đất nước còn khó khăn, nhất là về vốn xây dựng, nên rất nhiều công trình, dự án hạ tầng lớn của nước ta đều được xây dựng bằng vốn vay nước ngoài. Dù có nhiều ưu đãi song vốn ODA vẫn là đồng tiền đi vay và phải trả. Gánh nặng nợ nần vốn đã trĩu nặng sẽ càng nặng hơn do các công trình “rùa” như dự án cầu Nhật Tân.

Trước đề nghị bồi thường của nhà thầu Tokyu, ông thứ trưởng Bộ GTVT cho biết đã trao đổi với Đại sứ quán Nhật Bản vì “chưa bao giờ có tiền lệ đền bù khi chậm giải phóng mặt bằng”. Chưa có thì nay Tokyu đã mở ra tiền lệ. Từ tiền lệ Tokyu, hãy xử nghiêm việc chậm giao mặt bằng thi công để chấm dứt một thứ bệnh kinh niên ở nước ta.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo