xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách ai?

NGUYỄN THIÊN DI

Thông tin Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc tuyên bố ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam dù không quá bất ngờ với người am hiểu về xuất khẩu lao động (XKLĐ) song làm cho hàng vạn người lao động (NLĐ) ngỡ ngàng.

Hơn 12.000 NLĐ làm xong hồ sơ dự tuyển và hàng chục ngàn người khác đã và đang tích cóp tiền bạc để tính đường sang nước này làm việc đều đã mất cơ hội và dang dở ước mơ đổi đời.

Lý do chính để Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đưa ra quyết định này là lao động Việt Nam bỏ trốn quá nhiều trong khi phía Việt Nam chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Tính đến tháng 9-2012, trong số hơn 75.000 lao động nước  ngoài bỏ trốn ra làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì Việt Nam dẫn đầu với hơn 11.000 người. Tình trạng này không chỉ làm phá vỡ hợp đồng, ảnh hưởng chuyện làm ăn của doanh nghiệp tiếp nhận lao động mà còn gây ra nhiều hệ lụy trong quản lý xã hội Hàn Quốc. Vì vậy, họ phải áp dụng biện pháp này sau nhiều lần đưa ra những cảnh báo, nhắc nhở.
 
Nhưng vì sao đang làm việc yên ổn, thu nhập cũng không đến nỗi nào mà lao động Việt Nam bỏ trốn? Câu trả lời đơn giản là bởi gánh nặng tài chính đeo đẳng trên vai NLĐ khi họ bắt đầu bước chân lên máy bay. Hầu như đã thành thông lệ, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là ở vùng nông thôn, chi phí NLĐ bỏ ra để đi XKLĐ bao giờ cũng đội lên rất cao bởi các tầng nấc trung gian, bởi các loại phí tiêu cực bất thành văn nhưng “ai cũng hiểu và phải chấp nhận”.
 
Lo ngại thu nhập kiếm được sau thời gian hợp đồng không bù đắp nổi chi phí họ đã bỏ ra (phần lớn họ đã vay mượn tứ bề trước khi đi) nên khi có người móc nối, rủ rê, họ chấp nhận trốn ra sống đời bất hợp pháp, làm việc chui nhủi trong các cơ sở chỉ với một mục đích: kiếm được nhiều tiền hơn để trả nợ, để có chút vốn lận lưng khi trở về.
Những năm gần đây, hoạt động XKLĐ chững lại bởi nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân khách quan như thị trường Bắc Phi, Trung Đông bị ảnh hưởng bởi biến động chính trị nên thu hẹp lại, còn có các nguyên nhân chủ quan từ phía chúng ta. Không ít NLĐ làm việc ở các nước Hồi giáo mà nấu rượu lậu, trộm cắp, đánh nhau; là tình trạng bỏ trốn ra ngoài quá nhiều ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Nhiều doanh nghiệp đẩy chi phí lên cao, quản lý lao động lỏng lẻo, không quan tâm đào tạo kỹ năng, ý thức cho NLĐ.
 
Cơ quan quản lý Nhà nước là Bộ LĐ-TB-XH chưa có giải pháp khả thi để ngăn ngừa tiêu cực trong XKLĐ. Tại ba thị trường lớn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, chúng ta thụ động và yếu thế hơn trong quan hệ với đối tác bởi chất lượng lao động cung ứng không cao và phụ thuộc vào con số lao động bỏ trốn để đối tác đánh giá, quyết định...

Trong việc này không thể trách ai mà chúng ta phải tự trách mình. Sâu xa nhất, chính vì những lợi ích cục bộ của doanh nghiệp, của tổ chức, cá nhân trung gian đã đẩy tới hiện trạng hôm nay, ảnh hưởng đến quyền lợi của quốc gia, của từng NLĐ khát khao được làm việc lương thiện, có thu nhập để đổi đời...

Nếu xem quyết định của phía Hàn Quốc là một cú sốc cho chúng ta thì đây cũng là một cú sốc cần thiết để cảnh tỉnh, để ra tay chấn chỉnh bằng các giải pháp mạnh mẽ hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo