xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách nhiệm

Cao Tuấn

Vào đêm 21-7 năm 356 trước Công nguyên , một thanh niên tên Herostratus, với hy vọng sẽ thành người nổi tiếng, đã nổi lửa đốt đền thờ Artemis ở Ephesus (nay thuộc miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ). Không lẩn tránh, Herostratus tự hào nhận trách nhiệm, rồi nhận án tử hình... và trở thành kẻ đốt đền “nổi tiếng” nhất thời cổ đại.

Cũng có một số nhà văn khắc họa loại người toan tính làm chuyện ác để mong được nổi tiếng, nhưng đó là hư cấu. Kẻ đốt đền Herostratus mới thật là vô tiền khoáng hậu, ít ra cho đến lúc này.

Đặt câu chuyện xưa vào giữa thực trạng thời nay, không phải không có chuyện để bàn.

Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu hưởng thụ, đó là điều hiển nhiên cần thiết. Nhưng vì sức tăng trưởng (tính bằng GDP) của ta vượt trước chất lượng cuộc sống nên bộ mặt văn hóa, tinh thần trông tụt hậu nhiều so với đời sống vật chất, một số thang bậc giá trị truyền thống lung lay, biến dạng, thậm chí đảo lộn. Một bộ phận xã hội, trong đó có nhiều người trẻ, tìm kiếm giá trị ngay trong cuộc sống rộn ràng vật chất cùng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Họ muốn trở nên nổi bật, nghĩa là có “giá trị”, trong cái thế giới mà chính họ đã đóng khung và đặt tên.

Và nhiều người đang lao theo mục tiêu đó bất chấp điều kiện, bất chấp dư luận. Không đến mức phải đốt đền như Herostratus, nhưng đã có không ít người đốt tiền, đốt tôn ti trật tự gia đình, đốt tình bạn và đốt chính phẩm cách của mình. Hãy xem, người ta muốn lóe sáng giữa bao người khác bằng một chiếc xe thật sang trọng, một ngôi nhà thật cao to, một đám cưới thật rình rang, một chỗ đứng trên sân khấu thật lóng lánh, một kiểu chơi ngông thật kỳ dị… Trong đó, xu hướng muốn là người nổi tiếng dưới ánh đèn màu là vượt trội nhất. Thật ra, phần lớn trong số họ đã sống trong ảo tưởng, bởi không mấy người chấp nhận cái gọi là nổi tiếng của họ. Có một ca sĩ (với cái tên rất lạ và giọng hát chỉ vào loại trung bình) kể trên một tờ báo điện tử rằng để đứng được trên sân khấu, trong suốt 2 năm tập luyện, cô ấy phải “đi thăm” ông bầu mỗi tháng vài lần. Nhưng cuối cùng, giọng hát “trời không phú” đã không thể giúp cô chen chân vào những tụ điểm đông người. Vậy là chán, cô đành bỏ nghiệp hát. Để có tiếng và có tiền như một ca sĩ chuyên nghiệp đâu phải chuyện đơn giản!

Có thể nói rằng một số cơ quan thông tin đại chúng, nhất là báo hình, thời gian gần đây đã “góp phần” không nhỏ kích thích tâm lý muốn nổi tiếng bằng mọi giá, đặc biệt trên lĩnh vực ca nhạc. Có những trò chơi trên truyền hình rất đơn giản, nhưng người xem nhìn thấy người chơi toàn là ca sĩ, người mẫu, diễn viên điện ảnh... Sao không thấy người chơi là nhà văn trẻ, sinh viên nhạc viện, là bác sĩ, học sinh hay chỉ một công nhân bình thường? Cũng có những mẩu quảng cáo trên báo chí có tác động khơi dậy ham muốn vật chất tầm thường, tính anh hùng cá nhân, sao không thổi vào đó sự sáng tạo để có thể gợi lên niềm đam mê học tập, sự cống hiến và dấn thân? Dường như chúng ta đã dành quá nhiều “đất” cho sự hào nhoáng bên ngoài!

Ngộ nhận về các thang bậc giá trị đang là vấn đề của gia đình và xã hội, và nó cần được điều chỉnh một cách nghiêm túc, trong đó có vai trò, trách nhiệm không nhỏ của báo chí. Ôn lại câu chuyện về kẻ đốt đền Herostratus cũng là một cách điều chỉnh vậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo