xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Văn hóa tâm linh

CAO TUẤN

Đến hẹn lại lên, các lễ hội được tổ chức rộn ràng mỗi dịp đầu năm. Càng ngày, các lễ hội được tổ chức nhiều hơn, nhộn nhịp hơn. Cũng có những lễ hội đã bị lãng quên do nhiều nguyên nhân thì nay được tổ chức lại.

Sự gia tăng không ngừng về số lượng và chiều kích của các lễ hội trong thời gian gần đây phản ánh sự đa dạng, nhiều màu sắc của văn hóa tâm linh Việt Nam. Nó xác tín khuynh hướng tìm về cội nguồn và văn hóa tâm linh - thể hiện qua việc đi lễ chùa, cầu cúng - là tình cảm và nhu cầu có thật trong đời sống xã hội. Và thông qua các lễ hội này, nhiều phong tục, tập quán, nhiều nét văn hóa của dân tộc được phục hồi một cách sống động, có tác dụng giáo dục, bồi đắp và lưu truyền cho những thế hệ mai sau.

Tuy nhiên, bên cạnh những nét đẹp, những mặt tích cực thì công tác tổ chức và tâm thế của những người tham gia lễ hội ngày càng có những biểu hiện rất đáng lo ngại, nếu không muốn nói là xa lạ với truyền thống văn hóa của người Việt.

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa lễ hội, người ta lại được dịp nhìn thấy những hình ảnh đáng chê trách về tình trạng chen lấn, gào thét, giẫm đạp, gây gổ để tranh nhau những vật phẩm được tin là mang lại bổng lộc, ân sủng của thánh nhân hoặc thần linh. Vậy nên, họ tranh nhau thật khốc liệt mà chẳng ngại xô xát, thậm chí loạn đả nhau.

Hiện tượng phổ biến khác tại các lễ hội là khuynh hướng cúng bái quá nhiều và thiên về hình thức. Người ta đến lễ hội chủ yếu để cầu tài, cầu lợi, cầu chức quyền, thậm chí là cầu mong thoát khỏi một vụ tiêu cực nhiều khả năng bị đưa ra ánh sáng! Mặt khác, kiếm tiền trở thành động lực của các dịch vụ ăn theo như các điểm giữ xe, hàng quán, xem bói toán... Những kẻ giả ăn mày cũng được dịp xuất hiện trong nhiều bộ dạng, với hy vọng dễ dàng đánh động lòng trắc ẩn của khách thập phương ngay chốn thiêng liêng.

Rõ ràng, nét đẹp và tính nhân bản của văn hóa tâm linh đã bị méo mó vì những mê đắm vật chất, xa lạ với bản chất của các lễ hội tâm linh vốn là nơi bày tỏ lòng thành kính cùng những ước vọng trong sáng, lành mạnh.

Văn hóa tâm linh là một bộ phận bất khả phân trong văn hóa Việt Nam nói chung. Nếu không ngăn chặn khuynh hướng thực dụng hóa văn hóa tâm linh thì xã hội và gia đình sẽ khó tránh được những hệ lụy tinh thần, bởi con đường từ văn hóa tâm linh đến mê tín dị đoan là không xa.

Hãy trả văn hóa tâm linh về đúng với bản chất của nó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo