xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ý thức công dân

HOÀNG ĐỨC

Đối với nhiều người nước ngoài mới đến Việt Nam hay người ở các vùng quê mới vào TP, chỉ nhìn cảnh giao thông vào giờ cao điểm ở các TP lớn là đã đủ... chóng mặt.

Xe cộ dồn nhau san sát chờ đèn tín hiệu và rồi lao đi vun vút hoặc nhích từng chút một; nhiều giao lộ không còn chỗ cho khách bộ hành qua đường.

Còn trên các tuyến huyết mạch, các quốc lộ thì xe container, xe tải, xe buýt như những hung thần. Các bác tài những xe này chỉ biết lên xe là phóng nhanh, vượt ẩu, bất chấp sinh mạng, tài sản người khác quanh chiếc xe mình trong lúc đường sá ngày càng chật chội hoặc xuống cấp, hư hỏng hoặc không được lắp đặt dải phân cách. Từ đó thành mô hình giao thông “con kiến” hoặc giao thông “loạn cào cào”.

Tai nạn giao thông (TNGT) đã trở thành một vấn nạn quốc gia. Qua khảo sát, đa số các vụ TNGT nghiêm trọng ở Việt Nam là do chạy quá tốc độ, vượt xe nguy hiểm, đổi làn bừa bãi và lái xe bất cẩn qua giao lộ, vượt đèn đỏ. Mười năm qua, cả nước có hơn 120.000 người chết vì TNGT. Bình quân mỗi ngày có 30 gia đình mất người thân và 200 gia đình chịu tổn thất về vật chất và tinh thần do TNGT để lại.
 
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhìn nhận những di chứng sau mỗi vụ TNGT để lại luôn kéo dài và khiến xã hội bị tổn thương nghiêm trọng. Tính ra, nước ta mất khoảng  2 tỉ USD/năm (tương đương 40.000 tỉ đồng) để khắc phục hậu quả TNGT. Số tiền này, nếu đem đi xây dựng các công trình xã hội có thể đủ cho 10 bệnh viện đạt cấp tỉnh, 1.123 trường học, 6.400 căn nhà tình nghĩa trên cả nước.

Theo chuyên gia truyền thông của Ngân hàng Thế giới Michel Ledru, những năm 1970, số lượng người thiệt mạng do TNGT ở Mỹ là 60.000 người/năm; Anh, Đức 20.000  người/năm; Nhật Bản và Pháp cũng ở con số 16.000 người/năm. Nhưng đến năm 2010, những quốc gia nói trên đã giảm số vụ tử vong do TNGT xuống còn dưới 5.000 người/năm. Tình trạng TNGT hiện nay của Việt Nam giống nhiều nước châu Âu những năm 1970 và chúng ta có thể cải thiện thực trạng nếu triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp.

Trước hết, phải tạo thành tập quán tuân thủ luật lệ trước khi trở thành văn hóa giao thông, nhất là trong giới trẻ. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông là bổn phận công dân. Mặt khác, rất cần huấn luyện các kỹ năng cho CSGT và người dân, bởi nếu cấp cứu ban đầu thực hiện đúng sẽ giảm nguy cơ tử vong cho người bị TNGT.
 
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, dẫn chứng nhiều ca tử vong do không biết cấp cứu ban đầu, như gãy xương đùi, không biết băng bó hoặc cố định khiến xương đâm vào các mạch máu gây chảy máu trong khiến nạn nhân bị mất máu, tử vong. Theo chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới, cấp cứu nạn nhân ngay tại hiện trường là biện pháp hết sức quan trọng vì làm tốt sẽ giảm 25% nguy cơ tử vong cho nạn nhân.
 
Mặt khác, nên lắp đặt các thiết bị và nghiêm khắc cưỡng chế các hành vi vi phạm; cải thiện hạ tầng giao thông...

Chừng nào chúng ta nhận thức cải thiện thực trạng giao thông là việc của toàn xã hội và đề cao ý thức tuân thủ của từng công dân, mới có thể nghĩ đến chuyện giảm TNGT trên những ngả đường.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo