Chuyện làm ăn
29/05/2017 11:36

Bánh mì Việt chiến thắng burger Mỹ

Có chuyên gia đặt vấn đề: Phải chăng những đại gia chuỗi thức ăn nhanh (fast food) thế giới không thắng nổi các món ăn đường phố của Việt Nam?

Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam đã thu hút hàng loạt tên tuổi trên thế giới như Carl’s Jr, Domino’s Inc, Pop Popoyes, Subway Restaurants; Burger King, McDonald’s… Nhưng sau một thời gian “làm mưa làm gió”, không ít thương hiệu lớn phải ngậm ngùi ra đi hoặc thu hẹp quy mô hoạt động.

Bánh mì chiến thắng burger

Chuỗi thức ăn nhanh Burger King của Mỹ đã đóng cửa một số cửa hàng ở TP HCM và Đà Nẵng. Đây là chuỗi cửa hàng do Công ty TNHH Dịch vụ thực phẩm và giải khát Cánh Diều Vàng, thuộc Tập đoàn IPP nhượng quyền về Việt Nam từ năm 2014.

Đơn vị này lý giải rằng phải đóng cửa là do vị trí mặt bằng kinh doanh không có tiềm năng, và dự kiến sẽ mở ở những điểm mới đẹp hơn.

Không riêng Burger King, Lotteria cũng đã đóng cửa một số cửa hàng kinh doanh không hiệu quả.

Bánh mì Việt chiến thắng burger Mỹ - Ảnh 1.

Giá quá cao và khẩu vị không phù hợp là một trong những lý do làm khó các chuỗi thức ăn nhanh ngoại tại thị trường Việt Nam.

“Cái khó của phát triển chuỗi thức ăn nhanh hiện tại là tìm kiếm mặt bằng cho phù hợp theo tiêu chí, không mở rộng theo kiểu ồ ạt như trước đây nữa”, đại diện Lotteria giải thích.

Lotteria cũng thừa nhận hiện thị trường thức ăn nhanh đang có sự cạnh tranh khốc liệt. Các thương hiệu đến từ nước ngoài cũng như trong nước cạnh tranh mạnh mẽ. Một số thương hiệu đóng cửa vì sản phẩm trên thực đơn chưa phù hợp với người Việt, giá cả chưa cạnh tranh.

Nhiều đại gia thức ăn nhanh thế giới khác tuy không đóng cửa nhưng phát triển rất chậm, không như tuyên bố ban đầu.

Đơn cử McDonald’s khi mới đặt chân vào Việt Nam đưa ra mục tiêu sẽ mở đến 100 cửa hàng sau 10 năm. Để đạt được con số này, trung bình mỗi năm McDonald’s phải mở 10 cửa hàng. Thế nhưng sau ba năm, hiện “ông lớn” này chỉ mở được 15 cửa hàng.

Ông Nguyễn Huy Thịnh, Giám đốc điều hành McDonald’s, cho biết nhiều thương hiệu đang tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, nên có thể đóng cửa một số cửa hàng không hiệu quả. “Đây cũng là điều bình thường trong kinh doanh”, ông Thịnh nói.

Tuy nhiên, chuyên gia thương hiệu Hoàng Tùng lại có cái nhìn khác.

Ông Tùng cho rằng sự thất bại của một số chuỗi thức ăn nhanh thế giới một phần là vì sản phẩm có độ vênh về mặt khẩu vị so với người tiêu dùng Việt. Ví dụ: Một số thương hiệu như Burger King được xây dựng quanh sản phẩm lõi là bánh burger. Dù loại bánh này đã xâm nhập thị trường Việt khá lâu, song chưa thể trở thành một phần trong khẩu vị ẩm thực của người Việt.

“Về cơ bản, người Việt vẫn chuộng bánh mì hơn và giá bánh mì cũng rẻ hơn rất nhiều so với bánh burger. Đó là lý do vì sao chuỗi burger chững lại trong khi chuỗi bánh mì Việt vẫn nở rộ”, ông Tùng nhận định.

Tổng giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Pathfinder Trần Anh Tuấn cũng cho rằng một số chuỗi thức ăn nhanh do không định vị đúng phân khúc, không có sự đổi mới đối với sản phẩm, giá cả quá cao so với thu nhập của người tiêu dùng.


Ông Tuấn phân tích: “Bản chất của fast food ở nước ngoài là bình dân nhưng khi về Việt Nam họ định vị quá cao, trong khi chuỗi bình dân lại xuất hiện ngày càng nhiều. Hơn nữa, sau một thời gian sử dụng, người tiêu dùng nhận ra hamburger cũng ngon nhưng dễ béo phì và khó ăn liên tục. Đó là chưa kể người tiêu dùng trẻ thường không trung thành”.

Fast food phải kèm thêm… cơm

Trong khi chuỗi thức ăn nhanh mang phong cách Tây teo tóp thì tốc độ phát triển của những thương hiệu Việt hoặc châu Á lại khá tốt. Đặc biệt khẩu vị thức ăn châu Á đang ngày càng trở nên phổ biến, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận.

Ông Trần Anh Tuấn nhận xét: Hiện nay thị trường thức ăn nhanh đang có sự chuyển dịch với sự xâm nhập, mới nổi của các chuỗi từ Nhật, Hàn Quốc… Việc các chuỗi thức ăn nhanh phong cách Tây có sự sụt giảm để nhường cho các loại thực phẩm mới có khẩu vị gần gũi hơn với người Việt là hiển nhiên.

“Một số chuỗi thức ăn nhanh như gà nướng Hàn Quốc đang phủ rộng tại thị trường Việt, là nhờ giá các món khá rẻ, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng Việt, nhất là người trẻ”, ông Tuấn dẫn chứng.

Tuy vậy, ông Tuấn khuyến nghị để tồn tại và phát triển ở phân khúc này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, quản trị tốt và giá cả phù hợp. Đặc biệt là fast food Việt Nam cần phải đổi mới để thu hút được người trẻ, cũng như đáp ứng nhu cầu đối với người thu nhập cao.

Ông Nguyễn Huy Thịnh nói qua nghiên cứu cho thấy thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam vẫn rất tiềm năng, và do đó đơn vị này không thay đổi kế hoạch phát triển trong thời gian tới. Tất nhiên thị trường càng hấp dẫn thì cạnh tranh ngày càng nhiều và các thương hiệu cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Một số chuyên gia về thực phẩm cũng nhận định người tiêu dùng có xu hướng chạy theo thị hiếu. Do đó, các chuỗi thức ăn nhanh muốn tồn tại thì buộc phải thay đổi thực đơn, xem xét lại mức giá cho phù hợp với thu nhập của đại đa số người Việt. Thực tế trước đây các chuỗi fast food ít khi bán thêm cơm, nhưng nay cơm lại gần như trở thành món chủ đạo.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, tám năm qua cơ quan này đã cấp phép cho 148 thương hiệu và nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực nhà hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, với 43,7%, bao gồm 42 thương hiệu nhà hàng thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng, lẩu nướng...

Nhiều chuỗi cà phê "sang chảnh" bỏ cuộc

Chung số phận với một số chuỗi thức ăn nhanh, nhiều chuỗi cà phê quốc tế một thời được cho là sang, cũng âm thầm rút khỏi thị trường Việt.

Mới đây chuỗi cà phê nổi tiếng Gloria Jean’s Coffees (Úc) đã đóng cửa hàng cuối cùng tại Grand View, Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM và nói lời chia tay với thị trường Việt Nam sau hơn 10 năm gia nhập.

Trước đó, thương hiệu cà phê ILLY nổi tiếng thế giới vào Việt Nam cũng thất bại khi chỉ kịp mở hai cửa hàng cà phê tại TP HCM. Chuỗi cà phê NYDC cũng từng phải rút lui khỏi Việt Nam sau năm năm thâm nhập.

Các chuyên gia cho rằng Việt Nam là thị trường tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ đồ uống. Song việc xâm nhập thị trường không đơn giản trước sự cạnh tranh "một mất một còn".

Theo Tú Uyên/Pháp luật TP HCM

Viết bình luận

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Ngân hàng 18:58

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam. Nhân dịp này, BIDV và ezCloud dành tặng khách hàng sử dụng phần mềm ezCloudHotel, ezFolio, ezTicket và ezGolf chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn nhất từ trước tới nay.


VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VIETBANK TRIỂN KHAI COMBO PHÍ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP

VnMoney 09:33

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) ưu đãi phí thanh toán quốc tế, tư vấn thủ tục chuyển tiền và nhiều ưu đãi khác nhằm tạo thêm các giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế.

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Fintech và AI đưa tài chính số tới mọi người

Tài chính - Ngân hàng 14:44

Với niềm tin trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là yếu tố thay đổi "cuộc chơi", MoMo đã đầu tư mạnh mẽ, và hiện đội ngũ chuyên gia AI chiếm tới 1/3 nhân sự công nghệ, đem lại nhiều "quả ngọt" cho Fintech Việt này

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững

Tài chính - Ngân hàng 18:01

Tiếp nối chuỗi hoạt động thúc đẩy tài chính bền vững sau COP28, VietinBank ra mắt gói tài chính xanh GREEN UP với lãi suất và phí ưu đãi dành cho các phương án, dự án mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

VPBank – hành trình từ thấu hiểu đến cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Tài chính - Ngân hàng 18:46

Sự gắn bó và niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mà còn xuất phát từ cách doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng, xây dựng hành trình trải nghiệm để mang lại những giá trị tích cực.

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

VPBank và FE CREDIT hợp tác chiến lược với FPT Shop

Tài chính - Ngân hàng 19:01

Ngày 8-12-2023, VPBank và FE CREDIT đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Shop - Chuỗi cửa hàng bán lẻ trực thuộc Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm các thiết bị công nghệ, điện máy gia dụng dễ dàng, nhanh chóng với nhiều ưu đãi hơn.

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam”

Tài chính - Ngân hàng 10:50

Global Finance - Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính lần thứ 6 liên tiếp gọi tên VietinBank ở hạng mục “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” năm 2023. VietinBank đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng trong nước để có mặt trong danh sách 88 ngân hàng tốt nhất quốc gia trên lĩnh vực này.