xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Càng cấm, càng đi “chui”

MAI NGUYỄN

Việc Bộ LĐ-TB-XH không cho phép doanh nghiệp đưa lao động sang Angola vô tình dẫn đến tình trạng người lao động đi “chui” qua “cò”, thua thiệt đủ đường

Cuối tuần qua, Hiệp hội Xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam đã tổ chức tọa đàm về thị trường Angola với sự tham gia của 10 doanh nghiệp (DN) XKLĐ. Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh người lao động (NLĐ) sang Angola làm việc “chui” ngày càng gia tăng, trong khi Bộ LĐ-TB-XH không cho phép các DN XKLĐ đưa lao động sang thị trường này.

img

Thông tin rao tuyển lao động sang Angola làm việc xuất hiện đầy rẫy trên mạng

Thiệt thòi vì đi “chui”

Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, hiện có khoảng 40.000 người Việt đang sinh sống và làm việc ở Angola. Trong đó, ước có khoảng vài ngàn lao động do một số cá nhân đưa sang Angola theo hạn ngạch do các công ty xây dựng của Trung Quốc xin và “bán” lại cho các nhà thầu nhỏ người Việt (xin visa lao động tại Đại sứ quán Angola ở Việt Nam); hoặc đi bằng visa du lịch có thời hạn 3 tháng, sau đó tìm cách chạy chọt để chuyển thành visa lao động. Hầu hết lao động đều phải đi qua các đường dây môi giới, “cò” lao động, “chung chi” bình quân 6.500 USD/người, trong đó riêng tiền xin visa lao động khoảng 2.000 USD/người.
Về thu nhập, cũng theo Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, đa số lao động đều có thu nhập khá, từ 800 - 1.000 USD/tháng. Tuy nhiên, do làm việc cho các nhà thầu xây dựng nhỏ nên cũng có không ít người thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh. Chưa kể, họ không có bảo hiểm; gặp ốm đau, tai nạn… thì chủ thầu trả chi phí nhưng cũng được chăng hay chớ.
Đáng nói hơn là do sang Angola theo hạn ngạch không chính thức hoặc đi “chui” nên dù có chạy được visa lao động, NLĐ vẫn bị coi là bất hợp pháp. Do vậy, nhiều trường hợp bị cảnh sát bắt, phải đút lót từ vài chục hoặc vài trăm USD để được thả. Có người bị đưa vào tù phải trả hàng ngàn USD để không bị trục xuất.

Mặt khác, do điều kiện môi trường không phù hợp nên nhiều lao động bị sốt rét, ốm đau, trong khi chi phí chữa bệnh tại Angola rất cao. Thêm vào đó, tình hình an ninh tại Angola không bảo đảm nên đã có một số người Việt Nam bị cướp, thậm chí bị giết để cướp của.

Thị trường nhiều tiềm năng

Từ đầu năm 2013, Công ty Airseco tổ chức tuyển chọn tạo nguồn cho thị trường Angola. Ngay sau đó xảy ra hàng loạt vụ tiêu cực, lừa đảo NLĐ sang Angola. Thêm vào đó, từ đầu năm đến nay, gần 20 lao động sau khi sang Angola bị bệnh sốt rét chết, bị đột tử…
Những thông tin trên khiến Bộ LĐ-TB-XH và Cục Quản lý Lao động ngoài nước quyết định không thẩm định bất kỳ hợp đồng nào của các DN đưa lao động sang Angola. “Phải tiến hành đánh giá, khảo sát kỹ thị trường, còn hiện tại, bộ chưa cho phép đưa lao động sang Angola” - ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, khẳng định.

Trong khi đó, các DN lại cho rằng sự thận trọng quá mức của cơ quan chức năng làm khó DN và vô tình dẫn đến việc NLĐ phải “chung” tiền cho “cò” để được sang Angola trái phép. Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng Giám đốc Công ty Airseco, cho biết công ty có quan hệ với 4 đối tác là các nhà thầu xây dựng quy mô lớn ở Angola; bảo đảm thu nhập, việc làm ổn định; các chế độ, quyền lợi và tư cách lao động được công nhận như lao động bản địa. “Đáng tiếc là dù có đơn hàng tốt nhưng Cục Quản lý Lao động ngoài nước vẫn không chấp nhận” - ông Vui nói.

Theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, thời gian qua phát sinh nhiều rủi ro là do NLĐ đi “chui”, không được ai bảo vệ quyền lợi. Hiệp hội kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH cần có đánh giá toàn diện thị trường, tạo điều kiện để DN khai thác thị trường thu nhập khá, nhiều tiềm năng này.

Đưa lao động đi theo diện nhận thầu

Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, ngoài hạn ngạch tiếp nhận lao động nước ngoài cấp cho các chủ thầu Trung Quốc thì vẫn có nhiều công ty xây dựng của Angola có khả năng xin visa hợp pháp cho lao động xây dựng nước ngoài vào làm việc. Các DN XKLĐ của Việt Nam cần khai thác nhu cầu này. Bên cạnh đó, thời gian tới, Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô cũng sẽ đưa lao động sang Angola làm việc hợp pháp trong dự án xây dựng 156 km đường cao tốc mà đơn vị này trúng thầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo