xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chợ “phục vụ” công nhân: Nhếch nhác, tạm bợ

Bài và ảnh: TẤN ĐỨC

Đa số những khu chợ phục vụ cho công nhân nhập cư tại các KCX-KCN TPHCM đều là chợ tự phát gây ảnh hưởng giao thông và trật tự xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm... bị bỏ qua

TPHCM có 13 khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) tập trung hơn 140.000 công nhân (CN). Khi hình thành các KCX-KCN với các cơ sở hạ tầng, người ta mới sực nhớ rằng đã quên không quy hoạch và xây dựng các khu nhà trọ cũng như các dịch vụ khác phục vụ CN. Một trong những nhu cầu thiết thân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của CN là cái chợ để mua sắm, phục vụ cho bữa ăn hằng ngày cũng bị quên nốt. Vì thế, những khu chợ tự phát với đủ kiểu đã hình thành xung quanh các KCX-KCN như một tất yếu.

Từ chợ “chồm hổm”...

Trời vừa chập choạng tối cũng là lúc xung quanh các KCX-KCN tại TPHCM bắt đầu mọc những khu chợ “chồm hổm” phục vụ cho nhu cầu mua sắm của CN. Tại KCX Linh Trung II, ngay lúc hàng ngàn CN tan ca chiều đã có vài chợ tự phát mọc sẵn trước KCX. Hàng hóa bày bán tràn lan xuống lòng đường, tiếng rao của người bán, tiếng người mua kỳ kèo trả giá, tiếng còi xe tạo nên những mớ âm thanh hỗn độn... Quầy bán hàng chỉ là miếng ni-lông trải vội trên mặt đất, trên đó được bày đủ thứ, từ chiếc lược chải đầu đến quần áo cũ. Quầy sang hơn thì có chiếc dù, bên dưới treo những chiếc móc quần áo để CN tha hồ lựa chọn, cách bày biện này để chủ hàng vọt cho lẹ nếu có công an đến. Chị Thủy Tiên, công nhân Công ty Điện tử DID, KCX Linh Trung II, nói: “Đi siêu thị thì không đủ khả năng, biết hàng dạt nhưng tụi này chấp nhận vì tiền nào của nấy mà”.

Không riêng gì ở KCX Linh Trung mà hầu hết các nơi khác tại TPHCM như KCN Vĩnh Lộc, KCN Tây Bắc Củ Chi, KCN Lê Minh Xuân... đều mọc lên những khu chợ “chồm hổm” như một quy luật chung là “có cung ắt có cầu”. Cũng dễ nhận thấy là những khu chợ trên chỉ dành riêng cho CN, người dân địa phương hiếm khi nào mua vì hàng hóa kém chất lượng.

...Đến chợ “âm phủ”

Các khu chợ quanh KCN Tân Tạo, KCN Lê Minh Xuân thường được gọi là chợ “mò”, thậm chí còn gọi là chợ “âm phủ” bởi bóng tối bao trùm ở những khu chợ này. Chợ họp vào chiều tối ngay tầm CN tan ca. Khi bóng đêm trùm xuống, hàng trăm đốm sáng nhỏ li ti từ ngọn nến, đèn dầu, đuốc nhỏ được thắp lên. Giữa một vùng tối tăm, đèn đường không tới được đã xuất hiện các sạp hàng tạm bợ bằng phên nứa, bao bạt rách, hàng hóa với đủ các loại rau củ héo, cá thịt đã có mùi... Chợ họp đến tận khuya, trong bóng đêm với ánh đèn dầu chập choạng, những CN nhập cư lặng lẽ ghé chợ rồi âm thầm trở về các khu nhà trọ với một ít đồ mua được để ăn cho qua bữa tối.

Chị Ngọc Thanh, bán hàng cá gần cổng Công ty Pou Yuen, cho biết trước đây chị làm việc tại Công ty Nguyên Phát, KCN Tân Tạo nhưng lương “hẻo” quá lại làm tăng ca liên tục nên đã để dành ít vốn ra bán hàng. Chỗ chị Thanh bán gần Công ty Pou Yuen với 50.000 CN nên ít sợ bị ế. Tuy nhiên, bán cho CN nên lời ít, mỗi tối chị kiếm khoảng 20.000 đồng. Theo chị, dẫu sao công việc cũng đỡ vất vả hơn làm CN và cũng có thời gian làm việc khác.

Chưa có con số thống kê có bao nhiêu chợ tự phát mọc xung quanh các KCX-KCN TPHCM. Cũng không thể phủ nhận vai trò của các khu chợ này trong việc phục vụ đời sống hằng ngày của CN, nhưng sức khỏe CN, an ninh trật tự xã hội tại những khu chợ như thế này sẽ là một thách thức không nhỏ với các cơ quan quản lý.

Chợ công nhân, sao lại không?

Chợ liên quan mật thiết đến đời sống của CN. Khó có thể mong muốn một đội ngũ CN chuyên nghiệp, có tác phong hiện đại, tâm huyết với nghề khi nơi ăn, chốn ở của họ chưa được quan tâm đúng mức.

Tại tỉnh Bình Dương có chợ Thuận Giao do tư nhân đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sống hằng ngày cho hàng chục ngàn CN tại KCN Việt Nam - Singapore, KCN Việt Hương và các công ty lân cận. Chợ được đầu tư 12 tỉ đồng xây dựng trên diện tích 1.000 m2, có trên 400 sạp từ 6-20 m2. Theo nhiều CN, giá cả tại đây chấp nhận được, nhưng cái được nhất là sạch sẽ, ngăn nắp hơn nhiều lần so với chợ “chồm hổm”.

Ông Lê Minh Chánh, chủ đầu tư chợ, cho biết ý tưởng ban đầu của việc xây chợ chính là để thay thế khu chợ “chồm hổm” trước đây tại khu vực; đồng thời tạo việc làm cho các tiểu thương và CN có chỗ mua sắm, khỏi mất thời gian đi xa... Ông Chánh còn nuôi ý tưởng tạo một không gian cho tiểu thương và CN là mở rộng thêm chợ, xây thêm khu nhà trọ, vườn hoa, hệ thống điện nước... Chúng tôi nghĩ, tại sao ở TPHCM với hàng trăm ngàn CN nhập cư sao lại không có những chợ như thế này phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của họ?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo