xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất tăng tuổi hưu: Không nên áp đặt một độ tuổi “cứng”

Theo Báo Dân Việt

Cần tính toán tăng tuổi hưu nhưng phải có phương án phù hợp, không nên áp đặt một độ tuổi “cứng”, đưa ra quy định áp dụng chung cho tất cả.

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) vừa được công bố, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi với nữ từ năm 2021. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu vấp phải sự phản đối từ phía các đối tượng là công nhân, lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù như dệt may, da giày, giáo viên…

Chia sẻ với sự phản ứng trên, ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, lo lắng của doanh nghiệp là thực tế. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định, tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết, phải tính tới thời điểm này. Ông cho rằng, quy định tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi nào, tăng giảm tuổi nghỉ hưu ra sao cần phải dựa trên cơ sở lập luận khoa học, đánh giá đầy đủ sự tác động của tất cả các yếu tố thuận chiều và không thuận chiều để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Báo Đất Việt xin giới thiệu bài phỏng vấn để làm rõ hơn về quan điểm của vị đại biểu đoàn Hà Nội về vấn đề này.

Phóng viên: Có rất nhiều lý do được doanh nghiệp viện dẫn để lý giải cho việc kéo dài tuổi hưu thời điểm này là chưa phù hợp  như: ngành sản xuất Việt Nam chủ yếu gia công, sử dụng lao động chân tay, cơ bắp, dựa vào sức khỏe, nếu bắt lao động kéo dài thời gian làm việc sẽ không bảo đảm cả về sức khỏe cũng như hiệu quả công việc. Trong khi, lao động trong bộ phận hành chính đang quá đông và kém hiệu quả… nên cần thực hiện ở khu vực này trước. Quan điểm của ông thế nào?

Ông Hoàng Văn Cường: - Khi phần lớn người lao động trong doanh nghiệp không đồng tình là có lý của họ, cần phải tiếp thu, lắng nghe một cách đầy đủ.Việc xác định thời điểm nghỉ hưu ở độ tuổi nào phải căn cứ dựa trên những nghiên cứu, đánh giá về hiệu suất làm việc, năng suất lao động để xác định độ tuổi mà người lao động làm việc hiệu quả nhất.

Ở độ tuổi mà phần đông người lao động làm việc còn có hiệu quả thì đó vẫn đang là độ tuổi lao động. Nếu ở độ tuổi mà người lao động đang ở thời điểm "chín muồi đỉnh cao của nghề nghiệp", còn đủ sức khỏe, có kỹ năng làm việc tốt, có đủ khả năng tiếp cận những đổi mới và đáp ứng các yêu cầu công việc… mà lại xác định đó là tuổi nghỉ hưu thì không chỉ làm tổn thất cá nhân mà còn là sự lãng phí rất lớn về nguồn lực con người của xã hội.

Đề xuất tăng tuổi hưu: Không nên áp đặt một độ tuổi “cứng” - Ảnh 1.

Bắt người lao động làm việc khi sức khỏe giảm sút, hiệu quả không cao là phi kinh tế. Ảnh minh họa: Báo Đăk Lăk

Ngược lại, tới độ tuổi nào, sức khỏe người lao động giảm sút, khả năng nắm bắt kỹ thuật, công nghệ mới chậm dần, năng suất lao động giảm kèm theo đó là những các khoản chi phí cho người lao động như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, tổn thất do lỗi sản xuất… tăng lên làm hiệu quả sử dụng lao động giảm thấp. 

Thêm vào đó, nếu phải tiếp tục chịu sức ép làm việc làm cho sức khoẻ giảm nhanh sẽ làm cho chi phí xã hội cho người lao động tăng lên sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền hưởng thụ và nghỉ ngơi của người lao động mà còn làm tăng chi phí xã hội. Như vậy, đến thời điểm đó cần phải để người lao động được nghỉ hưu không chỉ đảm bảo quyền lợi hưởng thụ, bảo vệ sức khoẻ của người lao động mà còn đảm bảo tính ưu việt của xã hội. Như vậy, việc xác định tuổi hưu phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá về mức độ suy giảm thể lực, khả năng duy trì được kỹ năng nghề nghiệp, khả năng nắm bắt được yêu cầu công việc của người lao động. Nếu nhìn vào những yếu tố này rõ ràng sẽ thấy có độ "vênh" giữa các nhóm đối tượng "lao động chân tay" như công nhân tromg các doanh nghiệp với nhóm "lao động văn phòng" thuộc khu vực hành chính, quản lý, văn hoá, y tế, giáo dục.

Về mức độ suy giảm thể lực: Nhóm lao động trực tiếp, "lao động chân tay" sẽ tiêu tốn nhiều sức lực cơ bắp, nên sự suy giảm thể lực tỉ lệ thuận với thời gian làm việc.Thời gian làm việc càng dài, công việc càng nặng nhọc thì mức độ suy giảm thể lực càng nhanh. Ngược lại, những người làm công việc hành chính như lao động quản lý, làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp, nghiên cứu khoa học, văn hoá, y tế, giáo dục… mức độ tiêu tốn thể lực ít nên mức suy giảm về thể lực sẽ chậm hơn so với những người lao động chân tay.

Về mặt trí lực, Người "lao động chân tay" thường không đòi hỏi quá nhiều về mặt trí lực mà chủ yếu là kỹ năng nghề nghiệp được hình thành do các thao tác lặp đi lặp lại được hình thành ở độ tuổi trẻ và thường bị suy giảm khi ở độ tuổi cao. Trong khi đó, lao động làm các công việc hành chính, quản lý, y tế, văn hoá, giáo dục và các nhà nghiên cứu khoa học thời gian làm việc trong nghề càng dài thì càng tích lũy được nhiều tri thức nền trí lực càng cao.Như vậy, nếu xét trên cả hai yếu tố về mặt trí lực và thể lực của hai nhóm lao động trên đều không song trùng nhau. 

Nếu ấn định một độ tuổi nghỉ hưu cứng, áp dụng chung cho cả hai nhóm lao động nói trên trong bối cảnh xã hội đang trên đà phát triển (điều kiện làm việc và đòi hỏi sự hao phí sức lao động của người lao động trực tiếp không thay đổi nhiều, trong khi điều kiện lao động và đòi hỏi hao phí sức lao động của lao động khu vực gián tiếp lại thay đổi rất lớn – PV) là chưa phù hợp. Đây là lý do khiến dự thảo luật nhận được nhiều phản ứng không đồng thuận từ phía khu vực sản xuất trực tiếp nhưng lại nhận được sự tán đồng của lao động khu vực gián tiếp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo