xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng tìm cách “cột chân”

HỒNG VÂN

Giữ người lao động là một nghệ thuật và phải có quá trình tích lũy lâu dài, mỗi ngày một ít, dần dần tình cảm sẽ đong đầy, gắn bó

“Tôi nói điều này không có ý trách móc ban giám đốc và Công đoàn nhưng thật lòng, nghe hai tiếng “giữ chân” mà giám đốc vừa nói, có cảm giác chúng tôi không được tôn trọng. Cái mà ban giám đốc cần giữ là tấm lòng của chúng tôi chứ không phải là biện pháp hành chính như giữ lại một phần tiền thưởng sau Tết mới phát hoặc tặng quà và hứa hẹn này nọ. Xin lỗi, nghe hai tiếng “giữ chân”, tôi mường tượng đến cảnh người ta lấy dây cột chân mình lại...” - anh Lê Quốc Trường, công nhân Công ty T.D (quận Bình Thạnh, TP HCM), đã phát biểu tại hội nghị người lao động của công ty tổ chức mới đây.

“Các bạn có lý, chúng tôi xin lắng nghe”

Ý kiến của anh Trường nhận được nhiều tràng pháo tay ủng hộ. Tuy nhiên, có người lại e ngại việc nói thẳng, nói thật của anh sẽ làm mất lòng giám đốc. May mắn là Giám đốc Công ty T.D, bà Lê Thị Kiều Chinh, rất vui vẻ, cởi mở. Sau khi phản hồi nhiều ý kiến đóng góp của người lao động, bà đề cập đến vấn đề anh Trường vừa nêu: “Những điều anh Trường nói khiến tôi giật mình và suy nghĩ rất nhiều. Đúng là từ trước đến giờ, ban giám đốc luôn suy nghĩ, tìm mọi cách “giữ chân” công nhân để họ đừng bỏ về quê hoặc đi qua chỗ khác làm. Các biện pháp đưa ra nặng về hành chính như giữ thưởng, giữ lương hoặc đặt nặng vấn đề phải làm việc bao nhiêu lâu thì mới được thưởng. Những việc này, công ty sẽ xem xét, sửa đổi sao cho mềm mỏng, linh hoạt. Riêng vấn đề tặng quà Tết, tặng vé xe về quê thì ban đầu cũng có chút áp lực từ cấp trên nhưng sau này, công ty tự giác làm với mong muốn chia sẻ khó khăn với anh em. Cái này là thật lòng chứ không phải tiểu xảo đâu nghen anh Trường”.

 

Công nhân Công ty Hansae (100% vốn Hàn Quốc; trụ sở ở  huyện Củ Chi, TP HCM) làm hết sức, chơi hết mình và được quan tâm  chăm lo đúng mứcẢnh: KHÁNH CHI
Công nhân Công ty Hansae (100% vốn Hàn Quốc; trụ sở ở huyện Củ Chi, TP HCM) làm hết sức, chơi hết mình và được quan tâm chăm lo đúng mứcẢnh: KHÁNH CHI

 

Những tràng pháo tay lại vang lên sau phát biểu của giám đốc. Bất ngờ, chủ tịch hội đồng quản trị cũng “xin phép có ý kiến”. Vị này nói rằng trước giờ có phần xem nhẹ ý kiến đóng góp của công nhân nhưng lần này thì đã suy nghĩ khác đi. Theo ông, giữ người lao động là một nghệ thuật và phải có quá trình tích lũy lâu dài, mỗi ngày một ít, dần dần tình cảm sẽ đong đầy, gắn bó. Ông nói: “Các bạn có lý, chúng tôi xin lắng nghe. Tôi vừa nghiệm ra rằng những hoạt động chăm lo bề nổi, theo mùa vụ cũng cần thiết nhưng nó không hiệu quả bằng những hoạt động có chiều sâu. Nói nôm na dễ hiểu là làm sao cho anh em công nhân yên tâm, đủ sống mỗi ngày sẽ tốt hơn là bắt họ thắt lưng buộc bụng, kham khổ cả năm; đến Tết mới được no đủ mấy ngày”.

Phải nhìn lại mình

Chung quanh vấn đề “giữ chân” người lao động, gặp chúng tôi mới đây, ông Nguyễn Hải Lê, Giám đốc Công ty Vinh Khang (quận Bình Tân, TP HCM), than thở: “Năm nào ăn Tết xong, công ty cũng mất gần 40% lao động. Một số về quê không vô, số khác đầu quân qua các công ty lân cận. Tôi rất nhức đầu về chuyện này. Mấy ngày Tết, người ta vui chơi, còn tôi thì lo đến mất ăn, mất ngủ”.

Khi chúng tôi hỏi về tiền lương của công nhân, ông thật thà: “Ai trả sao, tôi trả vậy, thậm chí còn trả cao hơn. Người ta trả 4 triệu đồng; tôi trả 4,1 triệu đồng/người/tháng. Bữa cơm nhiều nơi chỉ có 10.000 đồng, tôi cho công nhân ăn 12.000 đồng...”. Ông còn kể rất nhiều việc đã làm cho công nhân và lặp lại thắc mắc: “Vậy mà không hiểu sao họ vẫn bỏ công ty để qua chỗ khác”.

Câu hỏi của ông giám đốc sau đó đã được chính trưởng phòng nhân sự để lộ ra: Công nhân bỏ đi vì họ không tin tưởng. Khi mới vào làm, công nhân bị bắt “học việc” đến 6 tháng chỉ được hưởng 60% lương cơ bản. Hết thời gian học việc chuyển sang “thử việc” nhưng lại lấy danh nghĩa “tập nghề” trong 6 tháng và hưởng 70% tiền lương. Công nhân thử việc đạt yêu cầu sẽ được ký hợp đồng lao động 2 tháng 29 ngày, không được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... Thế nhưng, giám đốc Nguyễn Hải Lê không nhận ra điều này. Ông vừa lấy tay bóp bóp trán, vừa càu nhàu: “Công nhân bây giờ hay đòi hỏi lắm; đáp ứng cái này, họ lại đòi cái khác, thật là nhức đầu”.

 

Làm cho người lao động nhớ đến mình

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc Công ty Đức Tín (quận 3, TP HCM), mỗi dịp năm hết Tết đến, khi tiễn người lao động về quê, nhiều doanh nghiệp lại nơm nớp lo công nhân của mình “một đi không trở lại”. Không thể trách người lao động bởi họ có quyền lựa chọn. Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp giỏi là người biết cách làm cho người lao động dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ đến mình; thậm chí có thể lúc này họ bỏ đi nhưng sau đó sẽ quay về.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo