xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gắn bó máu thịt với Đảng

Hồng Vân thực hiện

“Vào lúc 9 giờ 55 phút ngày 28-11, với 97,59 % đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Hiến pháp sửa đổi; trong đó, điều 10 của Hiến pháp 1992 đã được giữ lại như nguyện vọng tha thiết của CNVC-LĐ và các cấp Công đoàn cả nước” - ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - không giấu được xúc động

Phóng viên: Cảm giác của ông thế nào khi Hiến pháp sửa đổi đã giữ lại điều 10 về Công đoàn, tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và người lao động?

- Ông Đặng Ngọc Tùng: Trong cuộc đời làm cán bộ Công đoàn (CĐ) và đại biểu Quốc hội của mình, đây là một trong những lần tôi hạnh phúc nhất khi Quốc hội thông qua một quy định liên quan đến tổ chức CĐ và công nhân lao động. Có thể nói đây là một phần thưởng quý giá, một sự ghi nhận cho nỗ lực của các cấp CĐ và công nhân lao động cả nước thời gian qua. Bằng những việc làm cụ thể của mình, giai cấp công nhân và tổ chức CĐ đã chứng minh cho Ban Soạn thảo Hiến pháp sửa đổi và tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội thấy được vai trò, vị trí, chức năng, sứ mệnh của giai cấp công nhân và tổ chức CĐ; từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ vô cùng quý báu của cả xã hội nói chung và các đại biểu Quốc hội nói riêng.
img
Ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam

Điều 10 nằm trong phần I của Hiến pháp về “Chế độ chính trị”. Thưa ông, phải chăng giữ lại điều này trong Hiến pháp sửa đổi chính là khẳng định cơ sở xã hội của sứ mệnh lịch sử và sự gắn bó máu thịt giữa giai cấp công nhân với Đảng, với chế độ...?

- Đúng vậy. Giữ điều 10 trong Hiến pháp 1992 chính là giữ bản chất giai cấp công nhân của Đảng; là đánh giá đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, đã có một số người cổ xúy cho quan điểm bãi bỏ điều 4 Hiến pháp, đồng nghĩa với phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt đời sống xã hội của đất nước.
 
Khi ý định không thành, họ lại chuyển mục tiêu sang điều 10 bởi họ biết rõ giai cấp công nhân mà người đại diện là tổ chức CĐ có mối liên hệ máu thịt với Đảng. Đánh vào giai cấp công nhân, vào tổ chức CĐ chính là nhằm vào Đảng, vào chế độ. Nếu chúng ta không tỉnh táo nhận ra ý đồ thâm hiểm ấy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
 
Suốt thời gian dự thảo Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, sau nhiều lần chỉnh sửa, đến tận giờ phút Quốc hội bấm nút thông qua, các cấp CĐ cả nước đã dõi theo với sự quan tâm đặc biệt bởi điều này mang tính quyết định đối với việc đẩy mạnh công cuộc xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức CĐ ngày càng vững mạnh...
 
- Tôi cảm nhận được điều này qua từng cuộc họp ở các địa phương, cơ sở. Để giữ lại điều 10 Hiến pháp 1992, những góp ý của tổ chức CĐ và CNVC-LĐ phải vừa phản ánh thực tiễn sinh động vừa mang tính khoa học, có sức thuyết phục cao. Chúng ta đã làm được điều này, đã chứng minh cho cơ quan soạn thảo và các đại biểu thấy được tính tất yếu và sự cần thiết của việc giữ lại điều 10.
 
Có thể khẳng định không một tổ chức chính trị - xã hội nào có đặc thù như tổ chức CĐ: đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Nếu CĐ không vững mạnh, không đủ sức đại diện thì sẽ không ai có thể thay CĐ đại diện, bảo vệ những người lao động vốn yếu thế trong quan hệ lao động. Chính vì đặc thù này, đòi hỏi CĐ phải có một vị trí đặc biệt trong hệ thống pháp luật.
img
Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch CĐ Công ty Việt Nam Samho (huyện Củ Chi TP HCM), luôn sâu sát với đời sống, việc làm của công nhân Ảnh: VĨNH TÙNG

Hiến pháp cùng với Bộ Luật Lao động và Luật CĐ sửa đổi đã tạo sự thống nhất cao độ trong nhận thức cũng như hành động về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức CĐ. Phải chăng đây chính là hành lang pháp lý vững chắc để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức CĐ lớn mạnh?

- Nhiệm vụ trước mắt của các cấp CĐ là phải triển khai Hiến pháp, pháp luật đến từng cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ; khơi dậy niềm tự hào trong mỗi CNVC-LĐ về vai trò, vị trí và sứ mệnh lịch sử của mình cũng như niềm tin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của Đảng. Từ đó, nâng cao ý thức học tập, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; xứng đáng với sự tin cậy của Đảng dành cho giai cấp công nhân và tổ chức CĐ.
 

“Các cấp CĐ phải tập trung hơn nữa trong việc nâng chất lượng hoạt động CĐ cơ sở, tập hợp người lao động. Phải làm sao cho mỗi CNVC-LĐ đều tha thiết gia nhập CĐ, xem đây là chỗ dựa tin cậy, mái ấm của mình; mỗi CNVC-LĐ đều được bảo đảm quyền lợi và tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình” - ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo