xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gánh nặng ký quỹ

Bài và ảnh: Mai Nguyễn

Theo quy định mới, người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải đóng tiền ký quỹ theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ đến làm việc

Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư 21 quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường mà doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) được thỏa thuận ký quỹ với người lao động (NLĐ). Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, việc ký quỹ đã được pháp luật về XKLĐ quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của NLĐ trong việc tuân thủ hợp đồng, đồng thời cũng ngăn ngừa tình trạng DN lợi dụng áp đặt mức ký quỹ cao, làm khó NLĐ.

Tăng thêm chi phí ban đầu

Theo quy định tại Thông tư 21, kể từ ngày 1-12-2013, NLĐ sang Đài Loan làm việc ở lĩnh vực giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe phải ký quỹ 800 USD; thuyền viên tàu cá xa bờ 900 USD và công nhân nhà máy 1.000 USD. Ở thị trường Malaysia, mức ký quỹ chung cho mọi lĩnh vực là 300 USD.
img

Người lao động ở Đồng Tháp tìm hiểu thông tin đi làm việc ở Malaysia, thị trường có mức ký quỹ 300 USD/người Ảnh: QUANG ANH

Ở Hàn Quốc, bên cạnh đối tượng làm việc theo chương trình cấp phép lao động EPS chịu mức ký quỹ 100 triệu đồng (Quyết định 1465/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực trong 5 năm, từ ngày 21-8-2013), thuyền viên tàu cá đánh bắt xa bờ phải ký quỹ 1.500 USD, thuyền viên gần bờ và lao động thẻ vàng 3.000 USD. Mức ký quỹ áp dụng đối với thuyền viên ở Nhật Bản nói chung là 1.500 USD và thực tập sinh 3.000 USD...

Trao đổi với chúng tôi, nhiều DN rất băn khoăn. Họ cho rằng việc ký quỹ sẽ tạo thêm áp lực tài chính cho NLĐ. Cụ thể, mức ký quỹ 3.000 USD đối với lao động sang Nhật Bản và Hàn Quốc không chỉ làm tăng thêm chi phí ban đầu mà một bộ phận lớn NLĐ nghèo không thuộc diện được vay vốn ưu đãi sẽ khó được vay thêm vốn từ các ngân hàng khác để có tiền ký quỹ.

Đó là chưa nói về mặt pháp lý, quy định ký quỹ “đá” với luật pháp hiện hành của một số nước. Cụ thể, luật pháp Nhật Bản và Hàn Quốc nghiêm cấm các tổ chức, DN, công ty môi giới, cung ứng lao động thu tiền thế chấp, ký quỹ của NLĐ nước ngoài.

Còn ở thị trường Đài Loan, với mức ký quỹ 800 - 1.000 USD/người, chi phí của NLĐ sẽ tăng đáng kể. Hiện nay, đa phần DN cung ứng lao động không thu ký quỹ nhưng chi phí ban đầu mà NLĐ bỏ ra bình quân đã trên 5.000 USD/người. Với thị trường Malaysia, trước nay, nhiều DN cũng không thu tiền ký quỹ. Nếu áp dụng quy định mới, chi phí ban đầu của NLĐ từ 900 - 1.100 USD sẽ tăng lên 1.300 - 1.500 USD.

Có ngừa được lao động bỏ trốn?

Theo tinh thần Thông tư 21, DN thỏa thuận thu ký quỹ của NLĐ chứ không bắt buộc. Trường hợp NLĐ không đủ tiền ký quỹ, DN có thể thỏa thuận thực hiện bảo lãnh hợp đồng theo quy định. Ngoài ra, NLĐ ký quỹ sẽ được hoàn trả đầy đủ sau khi hoàn thành hợp đồng về nước cùng với lãi suất không kỳ hạn.

Tuy nhiên, việc cụ thể hóa mức ký quỹ cho từng thị trường chỉ phục vụ cho công tác quản lý thu chi tài chính về hoạt động XKLĐ của DN là chính, thậm chí tạo kẽ hở để một số DN chuyển từ thỏa thuận sang áp đặt. Mục đích ràng buộc NLĐ tuân thủ hợp đồng, chống bỏ trốn ở nước ngoài khó đạt được.

Đơn cử, đối với NLĐ sang Malaysia, nếu có ý định bỏ trốn ở nước này, mức ký quỹ 300 USD không có giá trị ràng buộc gì nên nhiều người sẵn sàng bỏ ký quỹ để ở lại. Ngay cả mức ký quỹ cao như Hàn Quốc hay Nhật Bản, sau khi hết hạn hợp đồng, nếu tìm được chỗ làm lương cao, NLĐ cũng không ngại bỏ tiền ký quỹ vì chỉ cần vài tháng ở lại làm việc đã có thể lấy lại vốn.

Chưa kể, ở 2 thị trường thu nhập cao là Úc và New Zealand cùng 7 thị trường châu Âu: Ý, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Đức, Đan Mạch và Bồ Đào Nha, mức ký quỹ 2.000 USD cũng không ăn nhằm gì nếu NLĐ muốn phá vỡ hợp đồng.

Phó tổng giám đốc một công ty XKLĐ có đưa NLĐ sang Úc cho rằng với thu nhập bình quân 50 triệu đồng/tháng, mức ký quỹ 2.000 USD sẽ chẳng thấm vào đâu. Riêng các nước châu Âu, hiện rất nhiều người bỏ ra khoản tiền khá lớn để đi chui thông qua các cá nhân, tổ chức không có chức năng. Vì vậy, mức ký quỹ như quy định chỉ mang tính tượng trưng.

Theo Thông tư 21, các thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động về mức ký quỹ tại các thị trường lao động thực hiện trước ngày 1-12-2013 thì tiếp tục thực hiện cho đến khi thời hạn thỏa thuận ký quỹ đó hết hiệu lực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo