xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Glotech bỏ mặc lao động ở Libya?

DUY QUỐC

Cục Quản lý Lao động ngoài nước chỉ đạo Công ty Cổ phần Bách nghệ Toàn cầu - Glotech khẩn trương đưa 30 lao động bị rủi ro ở Libya về nước

Như Báo Người Lao Động ngày 5-8 đã đưa tin, chiều 4-8, một số lao động Việt Nam ở Libya gọi điện về Báo Người Lao Động nhờ can thiệp đưa họ về nước. Từ 2 tháng qua, họ mất việc làm, bị bỏ rơi nơi đất khách quê người, không được doanh nghiệp (DN) phái cử can thiệp bảo vệ quyền lợi...

Bị cắt quyền lợi, mất việc

Qua xác minh của Báo Người Lao Động, có tất cả 40 lao động, chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... được Công ty Cổ phần Bách nghệ Toàn cầu - Glotech (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đưa sang Libya làm việc ở trang trại nuôi gà của chủ sử dụng lao động là Công ty Goldenpoultry - Libya, từ ngày 25-1-2013.

Theo hợp đồng, người lao động (NLĐ) làm công việc ấp trứng, chăm sóc gia cầm, lương cơ bản 280 USD/người/tháng, thu nhập bao gồm phụ cấp làm thêm giờ, bình quân 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, theo phản ánh của anh Trần Minh Thuận, thực tế thu nhập của NLĐ không đúng như cam kết. Ngoài 10 lao động được Công ty Goldenpoultry bố trí làm việc ở một trang trại khác được bảo đảm quyền lợi, có việc làm ổn định thì 30 lao động trong nhóm của anh chỉ có lương cơ bản, còn tiền làm thêm giờ của 4 tháng làm việc đầu tiên không được chủ chi trả. Vì lý do này, 30 lao động phản ứng đòi quyền lợi và hậu quả là họ bị cho nghỉ việc từ 2 tháng qua. “Hiện chúng tôi đang  rơi vào tình cảnh rất bi đát, phải ăn mì gói, bánh mì qua bữa, muốn về nước cũng không được giải quyết” - anh Thuận nói.

img
Người lao động đang tá túc tạm bợ ở trang trại nuôi gà, sinh hoạt,
ăn uống tạm bợ chờ ngày được đưa về nước. Ảnh: THUẬN MINH

Một lao động khác tên Quốc Dũng bày tỏ thất vọng: “Mỗi người phải đi vay mượn mới có đủ số tiền trên 30 triệu đồng đóng cho Glotech, nếu chỉ trông chờ vào lương cơ bản sao đủ trả nợ, nói chi gửi về cho gia đình. Chúng tôi đã cầu cứu khắp nơi, thường xuyên yêu cầu Glotech can thiệp, đưa về nước nhưng công ty này chối bỏ trách nhiệm”.

Glotech nói gì?

Từ phản ánh của NLĐ, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Glotech để làm rõ vụ việc. Đại diện Glotech, bà Lê Hồng Gấm, Trưởng Phòng Hành chánh, cho rằng để xảy ra rủi ro đối với NLĐ là việc ngoài ý muốn. Tuy nhiên, nói Glotech bỏ mặc NLĐ là không đúng. Theo bà Gấm, để đòi quyền lợi, 30 lao động đã tự ý nghỉ việc, đình công. Trong lúc Glotech cử cán bộ sang  giải quyết tình hình, đang thương thảo với giới chủ thì NLĐ tiếp tục đình công, gây phức tạp thêm tình hình. Vì lý do này, chủ sử dụng lao động quyết định cho toàn bộ 30 lao động nghỉ việc.

Bà Gấm còn cho biết sau khi vụ việc xảy ra, Glotech đã có báo cáo gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và Cục Quản lý Lao động ngoài nước toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng, quản lý lao động và các phương án giải quyết rủi ro. Riêng về việc 2 tháng qua NLĐ vẫn chậm đưa về nước (theo hợp đồng, NLĐ được chủ đài thọ vé máy bay lượt đi và về), bà Gấm thừa nhận do khâu làm thủ tục mất thời gian. “Chúng tôi đã làm việc với chủ sử dụng lao động và trong thời gian sớm nhất sẽ đưa NLĐ về nước” - bà Gấm khẳng định.

Liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, xác nhận ngay sau khi Ban Quản lý Lao động Việt Nam tại Libya báo cáo tình hình, cục đã chỉ đạo Glotech khẩn trương xác minh, nắm tình hình, cử cán bộ sang Libya phối hợp với các cơ quan thẩm quyền và chủ sử dụng lao động giải quyết, sớm đưa NLĐ về nước.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngoài 30 lao động nói trên, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết tình hình việc làm, thu nhập của NLĐ Việt Nam ở Libya đang gặp rất nhiều khó khăn. Nổi cộm nhất là tại nhiều công trình xây dựng, do chính phủ Libya chậm giải ngân nên nhiều chủ sử dụng lao động nợ lương NLĐ. Điển hình là vào tháng 3 vừa qua, 49 lao động do Công ty CP Cung ứng nhân lực Việt Nhật - VITECH (Hà Nội) đưa sang Libya phải về nước trước hạn do bị chủ sử dụng lao động chậm trả lương, tiền làm thêm giờ. Từ khi thí điểm đưa lao động trở lại Libya, từ tháng 2-2012 đến nay, cả nước đã đưa đi được khoảng 2.000 lao động sang Lybia.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo