xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học theo người Nhật

Bài và ảnh: DUY QUỐC

Nhờ học cách sống và làm việc của người Nhật, lao động trẻ Việt Nam trưởng thành hơn ngay trước khi xuất cảnh

Trong các thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam, không có thị trường nào mà việc đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề, giáo dục định hướng cho người lao động (NLĐ) trước khi đi được làm chu đáo như Nhật Bản. Tính kỷ luật của người Nhật đã tạo ra sự khác biệt trong cách làm XKLĐ của doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng như góp phần thay đổi hành vi, nhận thức của NLĐ.

Học từ cách chào hỏi

Buổi lễ tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên ngành trang trí nội thất do Công ty Haindeco Sài Gòn vừa tổ chức tại Trường CĐ Nghề công nghệ cao Đồng An (tỉnh Bình Dương) có khá nhiều điều để nói về người Nhật. Hai bên sân khấu treo cờ 2 nước. Trước khi bước vào bục phát biểu, ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara - Nhật Bản, tiến đến cờ của 2 quốc gia nghiêm trang chào rồi mới quay lại chào đại biểu. Đến lượt mình lên sân khấu, hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Công nghệ cao Đồng An cũng thực hiện nghi lễ tương tự, tạo ra hình ảnh hết sức đẹp đẽ.

Ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara, cúi đầu chào và trao chứng chỉ tốt nghiệp cho lao động Việt Nam
Ông Toshiyuki Iwasaki, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nohara, cúi đầu chào và trao chứng chỉ tốt nghiệp cho lao động Việt Nam

Sau đó, 60 học viên lần lượt lên nhận chứng chỉ tốt nghiệp. Ông Toshiyuki Iwasaki thực hiện 60 lần cúi đầu chào và bắt tay học viên trước khi trao chứng chỉ. Các học viên cũng cúi đầu đáp lễ, đưa 2 tay đón nhận thành quả học tập.

Người Việt hay người Nhật đều coi trọng giao tiếp ứng xử, hiểu rõ giá trị của “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Nhưng có lẽ hiếm thấy một doanh nhân Việt nào cúi thấp để chào NLĐ, những người làm thuê cho mình như thế. Ông Võ Anh Tuấn, Giám đốc Haindeco Sài Gòn, bày tỏ: “Đó là sự tôn trọng và kỳ vọng đối với NLĐ. Chúng ta cần học họ cái hay về văn hóa ứng xử. Trong quá trình dạy, chúng tôi luôn nhắc nhở, chỉ bảo cặn kẽ các em phải chào hỏi cho đúng mực”.

Vào cơ sở đào tạo của các doanh nghiệp (DN) đóng tại TP HCM như Công ty TNHH Nhật Hy Khang, Tracimexco - HRI, Hiteco, Biển Đông, Inlaco Sài Gòn…, hình ảnh học viên cúi đầu chào mỗi khi gặp người quản lý hay khách đến tham quan đã trở nên quen thuộc. Không chỉ học viên, cung cách chào hỏi kiểu Nhật đã trở thành thói quen đối với nhân viên văn phòng. Tại Công ty Eshuhai, khi khách bước vào khu làm việc chính, gần 30 người đang làm việc đứng dậy, đồng thanh: “Hi-ra-sai-ma-sê” (kính chào quý khách).

Thành nhân trước, thành nghề sau

Không có chuyện đăng ký, nộp tiền, học hành qua loa mà NLĐ sang Nhật phải mất 4-6 tháng, thậm chí cả năm để học tiếng Nhật, học nghề. Trong thời gian này, NLĐ được chỉ bảo từng li, từng tí về giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt, nội quy lao động.

Tại Công ty XKLĐ Biển Đông Chi nhánh TP HCM, ở gian tiếp khách bố trí một tủ đựng dép lớn. Học viên phải đặt ngay ngắn giày, dép của mình lên kệ rồi lấy dép của công ty mang vào để lên phòng học. Tại Công ty Esuhai, cạnh tủ đựng dép còn bố trí 3 thùng rác. Học viên được chỉ dẫn bỏ thức ăn thừa, giấy, túi ni-lông vào từng thùng khác nhau. Khách tham quan còn ngạc nhiên với những phòng học đứng tại Esuhai. Ông Lê Long Sơn, giám đốc công ty, giải thích: “Ở nhiều nhà máy bên Nhật, NLĐ phải đứng làm việc, thao tác theo dây chuyền đặt trên cao. Việc đứng học là để các em làm quen, thích nghi khi vào nhà máy. Một số em vì không chịu nổi cảnh đứng học nên đã bỏ cuộc”.

Môi trường ký túc xá khắt khe không kém môi trường học. Tại ký túc xá của Công ty Tracimexco-HRI, việc quản lý học viên cũng rất nghiêm ngặt. Ông Vũ Thanh, Phó Giám đốc Công ty Tracimexco-HRI, chia sẻ: “Người Nhật luôn đề cao tính kỷ luật. Nếu không tuyển chọn kỹ, không làm tốt khâu đào tạo, giáo dục định hướng thì khó lòng đáp ứng yêu cầu của họ”.

Đa phần trong tổng số 172 DN XKLĐ khai thác thị trường Nhật Bản đều phải thực hiện tốt việc đào tạo cho NLĐ. Cách làm này giúp giới trẻ, lao động Việt Nam thay đổi lối sống, chín chắn và trưởng thành hơn trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Thu nhập cao nhờ năng suất lao động

Theo tài liệu của Tập đoàn Nohara, một thợ trang trí nội thất Việt Nam làm việc tại Nhật mỗi ngày bắt khung và đóng được 60 tấm trần thạch cao, gấp đôi so với khi làm tại Việt Nam. Nhờ năng suất cao, thu nhập bình quân của một lao động do Haindeco Sài Gòn cung cấp cho Tập đoàn Nohara khá cao, khoảng 35 triệu đồng/tháng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo