xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khẳng định vai trò Công đoàn

Bài và ảnh: VĂN DUẨN

Theo các đại biểu, không chỉ giữ lại điều 10 mà còn phải nâng tầm vị trí của tổ chức Công đoàn trong Hiến pháp

Ngày 16-5 tại Hà Nội, gần 40 đại biểu đã dự hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (dự thảo) do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức. Nhiều ý kiến đánh giá cao việc sửa đổi Hiến pháp lần này đã tập trung vào nội dung phát huy quyền làm chủ của người dân theo nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân; đồng thời nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan Nhà nước khác. Đặc biệt, các đại biểu cũng dành khá nhiều thời gian góp ý về điều 10 dự thảo quy định về tổ chức Công đoàn (CĐ) Việt Nam.

Bổ sung vai trò, chức năng của Công đoàn

Các đại biểu khẳng định: Điều 10 của dự thảo đã khẳng định vị thế, vai trò của CĐ trong hệ thống chính trị. Đây vừa là vinh dự và cũng đặt ra thách thức cho tổ chức CĐ trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động (NLĐ).

Trước ý kiến cho rằng nên bỏ điều 10 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, đồng thời gộp các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức CĐ, vào khoản 2, điều 9,  các đại biểu nhấn mạnh điều này không phù hợp, xét cả về mặt lịch sử cũng như lý luận và thực tiễn.

img
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, phát biểu tại hội thảo

Khẳng định tầm quan trọng của tổ chức CĐ, PGS-TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương, bày tỏ quan điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân (CN) Việt Nam. Do vậy, việc Hiến pháp có quy định riêng về CĐ là nhằm góp phần củng cố bản chất giai cấp CN của Đảng. Trong bối cảnh hội nhập, quan hệ lao động diễn biến rất phức tạp, do vậy ưu tiên hàng đầu vẫn là việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của giai cấp CN và NLĐ. Không ai có thể làm tốt vai trò này hơn tổ chức CĐ”.

Theo các đại biểu, xét về lịch sử, chỉ trừ bản Hiến pháp đầu tiên (năm 1946), 3 bản Hiến pháp sau đó (1959, 1980, 1992) đều quy định và có điều riêng về tổ chức CĐ.  Đây là sự kế thừa hợp lý, đúng đắn, do vậy không có lý do gì phải bỏ đi điều 10 quy định về tổ chức CĐ như một số ý kiến đề cập. Thông báo số 86/TB-TW ngày 6-4-2012, ý kiến của Bộ Chính trị về tổng kết thi hành Hiến pháp cũng kết luận: “Giữ nguyên điều 9, điều 10 của Hiến pháp hiện hành nhưng có bổ sung một số nội dung về vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo tinh thần Cương lĩnh năm 1991”.

Từ cơ sở lý luận ấy, TS Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, đề xuất phải giữ lại điều 10 như trong dự thảo đã công bố với dân nhưng có điều chỉnh cho phù hợp. “Không chỉ giữ lại điều 10 mà còn phải làm rõ, bổ sung những vai trò, chức năng của tổ chức CĐ trong tình hình mới” - ông Phúc đề nghị.

Chỗ dựa tin cậy của Đảng

Theo TS Phạm Ngọc Kỳ, Văn phòng Chủ tịch nước, tổ chức CĐ cũng cùng đặc điểm chung với các tổ chức chính trị - xã hội khác song lại có những đặc điểm riêng mà tổ chức khác không có và không thể so sánh được. Biểu hiện rõ nhất là số người tham gia và thành phần tham gia CĐ. CĐ là thành viên của MTTQ nhưng nếu gộp tổ chức CĐ vào chung với MTTQ trong điều 9 thì không ổn.

Đồng tình với nhận định này, ông Phạm Thế Duyệt, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nêu chính kiến: “Đảng đã thừa nhận là tổ chức tiền phong của giai cấp CN, mà CN và NLĐ không ai khác chỉ có CĐ mới là tổ chức đại diện trực tiếp, sâu sát và có thể làm được những nhiệm vụ với chức năng như Đảng đã phân công. Tất cả các tổ chức Đảng, MTTQ, đoàn thể, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tư nhân, không ai sâu sát CNVC-LĐ, hơn CĐ”.

Theo các đại biểu, muốn tổ chức Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh, đặc biệt là giai cấp CN mạnh, phải đặc biệt coi trọng vai trò của tổ chức CĐ. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến gần với người dân hay không có vai trò không nhỏ của tổ chức CĐ khi tổ chức này luôn gần gũi, sâu sát với đời sống NLĐ. Từ những lý do đó, đa số đại biểu nhất trí cần khẳng định vai trò của CĐ trong Hiến pháp, cụ thể là phải giữ lại điều 10.

“Tại sao lại bỏ điều 10 về CĐ? Theo tôi, chỉ nên chỉnh sửa làm sao cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. CĐ vốn là chỗ dựa tin cậy của Đảng và Nhà nước. Biết tôn trọng và phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của tổ chức CĐ thì Đảng sẽ trong sạch, vững mạnh” - ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, góp ý.

Nhất thiết giữ lại điều 10

Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, khẳng định: “Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, tổ chức CĐ đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, nhất thiết cần phải giữ lại và duy trì điều 10 trong Hiến pháp sửa đổi lần này. Việc sửa đổi, bổ sung điều 10 phải phù hợp với tình hình mới theo hướng khẳng định CĐ Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp CN và NLĐ Việt Nam; đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ Việt Nam; khẳng định vai trò tham gia quản lý; tuyên tuyền, giáo dục, vận động NLĐ, đoàn viên tích cực tham gia sản xuất và bảo vệ Tổ quốc”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo