xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm CĐ là phải dấn thân

Ng.Quyết- H.Đào

Các văn bản pháp luật, chủ trương, chỉ đạo nên đưa lên mạng Internet để cơ sở nắm bắt kịp thời. Không tổ chức các cuộc họp nếu không cần thiết để đỡ mất thời gian, công sức, tiền bạc

Cả buổi sáng 4-11 có lẽ là khoảng thời gian sôi nổi nhất trong mấy ngày đại hội vừa qua. Gần 1.000 đại biểu chia thành 20 tổ thảo luận. Với số đại biểu của mỗi tổ khá đông nên các đại biểu phải tranh thủ phát biểu. Tham dự đại hội, đoàn TPHCM không những đông đại biểu nhất mà còn đóng góp nhiều ý kiến nhất (25 ý kiến), chủ yếu về vấn đề tranh chấp, đình công.

Phải 100% NLĐ được đóng BHXH!

Theo các đại biểu TPHCM, thời gian qua, đình công là do người lao động (NLĐ) bị xâm hại quyền lợi nhưng nhiều cơ quan chức năng đổ thừa do CĐ cơ sở, cán bộ CĐ yếu kém. Điều này hoàn toàn sai. Cán bộ CĐ đã thấy trước các vấn đề, yêu cầu chấn chỉnh nhưng chủ doanh nghiệp (DN) không quan tâm. Nếu cán bộ không nhiệt tình, họ đã không làm CĐ. Tiêu biểu như ở Công ty Huê Phong, tranh chấp, đình công nổi tiếng cả nước; nếu ngán ngại, không ai dám làm CĐ!

Về vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ, ngoài việc phải có đội ngũ cán bộ CĐ giỏi ở cơ sở, cán bộ cấp Tổng LĐLĐ VN cũng phải am tường pháp luật để tham gia xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến NLĐ, hạn chế tình trạng, luật ban hành rồi nhưng không thể thực hiện được. Để góp phần xây dựng quan hệ lao động, hài hòa, ổn định và tiến bộ, ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, đề xuất: Cần làm rõ vai trò đại diện của Phòng Thương mại Công nghiệp VN và Liên minh Hợp tác xã trong cơ chế ba bên bởi hiện cả hai cơ quan trên chưa thể hiện được vai trò đại diện cho người sử dụng lao động. Về chỉ tiêu 65% NLĐ được đóng BHXH, ông Cận đề nghị nên nâng lên 100%, bởi đó là trách nhiệm của DN; nếu không thực hiện là vi phạm pháp luật. CĐ phải giám sát việc thực hiện.

Ngoài ra, trong tình hình công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cần tin học hóa hoạt động CĐ. Cụ thể, các văn bản pháp luật; các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên nên đưa lên mạng Internet để CĐ cơ sở nắm bắt nhanh, kịp thời. Không tổ chức các cuộc họp nếu không cần thiết mà đưa nội dung thông tin lên mạng để cơ sở nhanh chóng nắm bắt sẽ đỡ mất thời gian, công sức, tiền bạc.

Phải hấp dẫn, thiết thực hơn

Tính hiệu quả trong công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào cũng là vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Ông Trần Ngọc Bình, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lạng Sơn, nhìn nhận: Các phong trào, cuộc thi thường dồn lại trong một thời gian nhất định, gây lúng túng cho cơ sở, dẫn đến tình trạng làm để đối phó. Đại biểu Nguyễn Xuân Sách, LĐLĐ tỉnh Lào Cai, ví von: “Các phong trào của CĐ giống như một mâm thức ăn. Món gì cũng có nhưng không có món chính, món phụ. Vì thế rất khó hấp dẫn”. Để khắc phục hạn chế này, Tổng LĐLĐ VN cần có một kế hoạch cho cả nhiệm kỳ, xây dựng những chương trình chủ đạo mang tính trọng tâm.

Đồng tình ý kiến này, bà Trang Thị Xinh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lào Cai, thẳng thắn: “Tổng LĐLĐ VN chưa có kế hoạch xây dựng các chương trình lớn trong năm. Một số chương trình quan trọng lại không có sự tham gia của ủy viên Đoàn Chủ tịch. Có thể nói, tính kế hoạch của Tổng LĐLĐ VN chưa cao khiến cơ sở thường xuyên bị động”.

Hỗ trợ vùng sâu, vùng xa

Quan tâm đầu tư đúng mức cho phong trào CNVC-LĐ và hoạt động CĐ ở các vùng sâu, vùng xa là nguyện vọng của đại biểu các tỉnh miền núi. Theo bà Lương Thị Lợi, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lai Châu, nỗi lo lớn nhất của LĐLĐ tỉnh là thiếu kinh phí hoạt động. Còn ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hòa Bình, lại nêu thực tế: “Miền núi ít DN lớn mà chủ yếu là DN nhỏ, lẻ nên đoàn viên ít. Đoàn viên đã ít, lương lại thấp, trong khi kinh phí hoạt động CĐ lại theo phần trăm lương. Vì thế cán bộ CĐ vùng sâu, vùng xa đã khó khăn lại càng thiếu thốn hơn”.

Đại diện LĐLĐ tỉnh Yên Bái cũng cho biết Yên Bái có tới 1.000 CĐ cơ sở nhưng số lượng đoàn viên ít nên kinh phí hỗ trợ gần như không có. Chuyện đi lại của cán bộ CĐ hết sức khó khăn. Ở các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái... cán bộ LĐLĐ tỉnh muốn về cơ sở phải đi 2- 3 ngày đường; về Hà Nội họp cũng đi mất 1- 2 ngày. Tiền xăng, chi phí đi lại quá tốn kém. Ông Hoàng Đức Quế, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Yên Bái, nói: “Chúng tôi phải chắt chiu từng đồng một nhưng năm nào cũng “âm” quỹ. Công việc ở vùng cao ít hay nhiều hơn nơi khác chưa thể nói được nhưng cực khổ, thiếu thốn thì chắc chắn nhiều hơn. Tổng LĐLĐ VN cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho các vùng khó khăn này”.

Mong muốn của các đại biểu miền núi là được điều tiết tài chính giữa các địa phương, ngành theo hướng hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh nghèo. Có đại biểu đã nói vui: “Có thực mới vực được... phong trào”.

Bên lề

Báo Người Lao Động “đắt khách”

Hình ảnh thường thấy của các đại biểu trong các ngày diễn ra đại hội là trên tay lúc nào cũng cầm tờ Báo Người Lao Động. Trước giờ làm việc, giờ giải lao hay cuối ngày, các đại biểu đều tranh thủ cập nhật tin tức, ghi nhận từ đại hội trên mặt báo. Nhiều đại biểu TPHCM cho biết, 2 ngày trên tàu ra Hà Nội không có Báo Người Lao Động “cứ thấy thiêu thiếu thứ gì đó”.

img
Các đại biểu chăm chú đọc Báo NLĐ trong giờ giải lao. Ảnh: N.Q

Có đại biểu còn nói vui là đã “nghiện” Báo Người Lao Động rồi, không có không được! Một số đại biểu tại vùng cao như Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình... lần đầu tiên được cầm tờ báo cũng rất thích thú và đều đánh giá nội dung báo thiết thực, gắn bó với CNVC-LĐ.

Trong ba ngày diễn ra đại hội, gian hàng Báo Người Lao Động luôn tấp nập đại biểu vào nhận báo biếu. Mỗi ngày 1.000 tờ báo đến tay các đại biểu, phản ánh, ghi nhận đầy đủ thông tin diễn biến tại Đại hội X CĐ VN. 

Đại biểu trẻ nhất, "già" nhất

img. Cô gái làng quê quan họ Bùi Ngọc Thủy rất vui khi biết mình là đại biểu trẻ tuổi nhất tại đại hội. Thủy vừa tròn 23 tuổi, hiện làm việc ở Công ty Chân Thiện Mỹ (tỉnh Bắc Ninh).

Lần đầu tiên tham dự Đại hội CĐ nhưng đã để lại cho Thủy rất nhiều ấn tượng, nhất là những ngày “chạy lũ” ở khách sạn Kim Liên. Đến với đại hội, Thủy mong muốn Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến cán bộ CĐ, nhất là cán bộ CĐ khu vực ngoài Nhà nước vì họ còn chịu nhiều thiệt thòi.

 

 

img

. Dù biết mình khá “trọng” tuổi nhưng đại biểu Nguyễn Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THPT Lomonosov- Hà Nội, cũng khá bất ngờ khi biết mình là người... nhiều tuổi nhất đại hội (65 tuổi).

Khi biết tin này, ông rất vui khi thấy tổ chức CĐ vẫn tạo điều kiện để ông được đóng góp, cống hiến.

 

 

 

N.Quyết-H.Đào ghi

5 năm một lần hay 2 lần?

Một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu là nhiệm kỳ Đại hội CĐ cơ sở. Có 2 luồng ý kiến được đưa ra. Ông Nguyễn Thành Nghiệp, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long, băn khoăn: Có những BCH chỉ sau một thời gian ngắn được bầu đã nghỉ việc gần hết, xem như CĐ bị tê liệt. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các DN ngoài Nhà nước. Do đó, ông Nghiệp đề nghị, nhiệm kỳ của CĐ cơ sở nên là 5 năm 2 lần. Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Thành Dũng, Chủ tịch CĐ Công ty Kwonglung Meko (Cần Thơ), cho rằng với nhiệm kỳ 5 năm, BCH CĐ cơ sở dường như bị tê liệt.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại cho rằng việc tổ chức đại hội 5 năm 2 lần là rất khó khăn, bởi thực tế nhiều nơi chưa triển khai thực hiện xong nghị quyết, cán bộ chưa quen việc thì đã phải chuẩn bị đại hội. Vì thế với cấp cơ sở, không kể số lượng đoàn viên ít hay nhiều, nên tăng thành 5 năm một nhiệm kỳ và ghi thẳng vào điều lệ.

H.Đào

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo