xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm khó doanh nghiệp

TRƯỜNG HOÀNG - THANH NGA

Nhiều người lao động tự làm khó và gây phiền toái cho doanh nghiệp vì ý thức kém, tùy tiện nghỉ việc, không tuân theo sự điều động của đơn vị…

“Trong làm ăn, việc giữ chữ tín với khách hàng rất quan trọng. Tuy nhiên, để giữ được chữ tín không phải dễ khi ý thức và tác phong công nghiệp của người lao động (NLĐ) còn quá kém” - ông N.M.H, Phó Giám đốc Công ty R.T (quận Gò Vấp, TP HCM), chia sẻ như vậy tại buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp (DN) và lãnh đạo quận do LĐLĐ quận Gò Vấp tổ chức mới đây.
 
img
Người lao động đến nhờ tư vấn pháp luật tại Báo Người Lao Động
Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Ý thức kỷ luật kém

Ông H. cho biết Công ty R.T vốn rất coi trọng kỷ luật lao động nhưng nhiều công nhân (CN) lại không có được điều này. Ông nhấn mạnh: “Phần lớn NLĐ coi công việc hiện tại là tạm bợ nên họ có thể nghỉ bất cứ lúc nào. Nhiều CN thiếu kỷ luật, thường xuyên đi trễ hoặc nghỉ không phép. Đặc biệt, dù công ty đã chăm lo tốt nhưng sau mỗi dịp lễ, Tết, nhiều CN về quê rồi không trở lại, thậm chí nghe công ty khác có chế độ cao hơn là bỏ việc ngay để qua bên đó”...

Theo ông H., mỗi lần CN bỏ việc như thế, DN phải chạy đôn chạy đáo tìm người bổ sung, cố gắng tăng tốc mới không chậm trễ đơn hàng.

Việc NLĐ tùy tiện nghỉ việc hiện nay xảy ra khá phổ biến, gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Không chỉ lao động phổ thông, nhiều lao động đã qua đào tạo cũng thiếu tôn trọng DN, muốn nghỉ là nghỉ. Điển hình như trường hợp của anh N.V.T, nhân viên công ty U.M (quận 10, TP HCM).

Giữ vai trò quan trọng trong công ty nhưng khi nghỉ việc, T. chỉ báo trước đúng 1 tuần và dù chưa có quyết định thôi việc, anh đã tự ý nghỉ. “Mới đây, anh T. liên hệ yêu cầu công ty chốt sổ BHXH và ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để được hưởng trợ cấp thất nghiệp. NLĐ thiếu ý thức như vậy, công ty có nên đòi bồi thường những ngày anh T. không báo trước theo luật?” - chị N.T.H, phụ trách nhân sự công ty, bức xúc.

Thiếu thiện chí

Bên cạnh việc tùy tiện nghỉ việc, không tuân thủ nội quy lao động, ở không ít DN còn thường xuyên xuất hiện những nhân viên luôn tỏ thái độ bất hợp tác.

Chị N.T.L làm việc tại DNTN T.A (quận Phú Nhuận, TP HCM). Được giao mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động của đơn vị nhưng chị L. thường xuyên nâng giá vật tư để hưởng lợi. Nghi ngờ, DN đã cử người xác minh và phát hiện mỗi khi mua hàng, chị L. đều nhờ cửa hàng ghi hóa đơn cao hơn thực tế gấp 1,5 lần.

Chứng cứ rành rành, đơn vị đã sa thải chị L. Tuy nhiên, việc sa thải lại không đúng trình tự, thủ tục. Vin cớ đó,  chị L. cùng người nhà và luật sư đến công ty yêu cầu được gặp giám đốc để làm việc. Đáng nói là trong  suốt buổi làm việc, chị L. chỉ khăng khăng một câu:  “Yêu cầu DN giải quyết vụ việc đúng quy định”.

Bức xúc trước thái độ thiếu thiện chí này, đại diện công ty đã mời L. ra về nhưng đến cổng, chị lại la lối, đập cửa và cho rằng công ty đuổi người trái pháp luật. “Chúng tôi sai vì giải quyết không đúng trình tự chứ nói thật, sao dám sử dụng một người như thế nữa?” - ông H., Giám đốc DNTN T.A, ngao ngán.

Công ty L.F (quận Phú Nhuận, TP HCM) cũng đang lúng túng trong việc sắp xếp công việc cho chị H., một lao động nữ vừa hết thời gian nghỉ thai sản. Trong thời gian H. nghỉ thai sản, công ty đã bố trí một nhân viên khác làm công việc của chị. Đến khi đi làm trở lại, biết công việc của mình đã có người khác đảm trách, chị H. không hài lòng.

Dù công ty đã 2 lần mời lên thương lượng, bố trí chỗ làm mới, ưu đãi về lương bổng, cơ hội thăng tiến nhưng chị H. vẫn từ chối, khăng khăng đòi phân công lại vị trí cũ. “Chúng tôi không muốn làm trái luật nhưng rõ ràng, chị H. không thiện chí, làm khó chúng tôi” - bà P.T.M.T, quản lý nhân sự công ty, bức xúc.

 

Mất việc vì “ngoan cố”

Nhiều lần bỏ ca trực nên chị V.T.N bị Công ty H.L (quận 2, TP HCM) xử lý kỷ luật điều chuyển công tác. Tại buổi họp, chị N. thừa nhận sai phạm nhưng không đồng ý ký vào biên bản vì cho rằng thư ký ghi không trung thực, chủ tọa cuộc họp không thực hiện đúng nguyên tắc là không đọc lại biên bản và không ký ngay tại chỗ.

Khi Công ty H.L quyết định điều động công tác, chị N. vẫn không chấp hành. Do vậy, DN đã mời chị đến thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, buổi thỏa thuận không thành do chị N. đề nghị bồi thường quá cao. Cuối cùng, công ty quyết định sa thải. Chị N. kiện ra tòa nhưng bị tòa án bác yêu cầu.

   

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo