xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lười học luật, sẽ bị thiệt!

Lê Triều

Đã đi làm mà không biết luật thì chẳng khác nào người mù đi trong đêm, ai nói sao nghe vậy, nhiều khi không đúng…

“Chúng tôi tổ chức học luật lao động cho công nhân (CN). Lần đầu, chỉ có 3 người trong số hơn 400 CN tham dự nên buổi học phải hủy bỏ. Lần sau, công ty yêu cầu các trưởng bộ phận đôn đốc liên tục, kết quả là có 26 người tham dự. Mới đây nhất, ngày 19-2, tuy lớp học tổ chức vào ngày chủ nhật nhưng cũng chỉ có 32 người tham dự. Tôi chỉ còn biết nói: Bó tay!”. Ông Lê Minh Hùng - phó giám đốc một doanh nghiệp tại quận Bình Tân, TP HCM - than thở sau khi nhận được thông tin có đơn của người lao động (NLĐ) gửi cơ quan chức năng khiếu nại công ty không trả lương làm ngoài giờ cho thời gian… đi học luật!

Học cho mình

Ông Hùng kể trước đây, tại công ty đã nhiều lần xảy ra khiếu kiện, tranh chấp. Nguyên nhân do công ty làm chưa đúng luật cũng có nhưng nhiều trường hợp là do NLĐ hiểu không đúng vấn đề. “Nhận thấy các thắc mắc của NLĐ do thiếu hiểu biết cũng nhiều nên phòng nhân sự đề nghị tổ chức tập huấn pháp luật lao động cho họ, ban giám đốc đồng ý ngay và yêu cầu phòng nhân sự phối hợp với Công đoàn sắp xếp lịch học, mời báo cáo viên. Thế nhưng, cả 3 lần tổ chức thì gần như đều thất bại. Có lẽ chúng tôi phải tìm phương pháp khác” - ông Hùng không giấu được vẻ thất vọng.

Điều đáng buồn, theo ông Hùng là phần lớn NLĐ không ý thức được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình trong việc học hỏi để hiểu biết pháp luật. Đã vậy, số người đi học được công ty lo bữa ăn chiều, nước uống, bỏ chi phí mời chuyên gia pháp luật về dạy…, không biết ơn thì chớ, lại còn gửi đơn khiếu nại đòi lương cho thời gian đi học luật. “Nếu cơ quan chức năng yêu cầu phải trả lương cho họ thì công ty sẽ trả nhưng trong chuyện này tôi thấy NLĐ quá đáng, cạn nghĩ” - ông Hùng nói.

LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM tổ chức tư vấn pháp luật lao động miễn phí cho CNVC-LĐ Ảnh: THANH NGA
LĐLĐ quận Bình Thạnh, TP HCM tổ chức tư vấn pháp luật lao động miễn phí cho CNVC-LĐ Ảnh: THANH NGA

Khi chúng tôi liên hệ với nữ CN ký đơn khiếu nại theo số điện thoại ghi trong đơn thì người này cho rằng mình không viết đơn. Tuy vậy, chị cũng nói “có nghe mấy người đi học chung bảo rằng được ai đó tư vấn việc đi học ngoài giờ là do công ty yêu cầu nên công ty phải trả tiền ngoài giờ”. Khi được hỏi bản thân thấy việc khiếu nại đòi công ty trả tiền như vậy có hợp tình hợp lý hay không thì chị ngập ngừng: “Tôi cũng thấy có gì đó sai sai… bởi mình học thì mình cũng có lợi chứ đâu phải học cho công ty?”.

Biết luật để đòi quyền lợi

Cách đây mấy hôm, chị Nguyễn Thị Kim Anh, nguyên nhân viên Công ty R.S (quận 1, TP HCM), báo tin đã đòi được quyền lợi cho mình và mấy nhân viên khác của công ty. Tổng số tiền công ty trả cho chị là gần 200 triệu đồng, những anh em khác mỗi người cũng được vài chục triệu đồng. Chị khoe: “Giờ tôi rành luật lắm rồi. Có mấy người quen cứ gọi điện nhờ tôi tư vấn. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi thấy nếu NLĐ mà hiểu biết pháp luật thì chủ khó hiếp đáp, bắt chẹt”.

Chị Kim Anh bị công ty cho nghỉ việc “vì lý do kinh tế” từ giữa năm 2015. Lấy lý do tái cấu trúc, công ty đưa chị và một số nhân viên vào diện dôi dư và cho nghỉ việc dù nhiều người ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Đáng lưu ý là khi cho nhiều NLĐ nghỉ việc, công ty không hề tuân thủ các quy định của pháp luật như lập phương án giải quyết lao động, báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội…

Còn nhớ lần đầu khi chị Kim Anh gọi điện “cầu cứu”, chị cho biết vô cùng lo lắng, hoang mang vì công ty tuyên bố “cứ kiện đi, công ty đi hầu”. Sau khi được nhân viên của Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM hướng dẫn tận tình, chị đã “lấy lại tinh thần” và quyết tâm đi tìm công lý. Chị tìm hiểu các quy định của pháp luật, mới đầu chỉ gói gọn trong những nội dung liên quan đến trường hợp cụ thể của mình; sau đó, chị đọc sang các quy định khác, càng đọc càng thấy “sáng ra”. Chị đúc kết: “Đã đi làm mà không biết luật thì chẳng khác nào là người mù đi trong đêm, chủ nói sao thì nghe vậy. Tôi không khuyên mọi người biết luật để đấu lý với chủ nhưng chí ít thì cũng biết những điều cơ bản nhất để khi người ta làm sai thì mình biết nói lại, biết tự bảo vệ quyền lợi của mình chứ không phải trông chờ vào người khác”.

Phải hiểu những điều cơ bản nhất

Bà Võ Thị Minh Hà, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Hoàng Long (quận 3, TP HCM), nhìn nhận thực tế có nhiều NLĐ khi bước chân vào doanh nghiệp mà không hề được trang bị những kiến thức tối thiểu về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng quyền lợi bị xâm phạm không biết hoặc biết nhưng không dám đấu tranh. Bà Hà khuyên: “Nếu có thể, NLĐ hãy tìm hiểu những điều cơ bản nhất về hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, tiền lương, thời giờ làm việc… Chỉ có hiểu biết pháp luật thì NLĐ mới có thể tự bảo vệ, có được việc làm tốt, thu nhập cao”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo