xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mạnh dạn nói “không” với sếp

Trần Tuấn

Tình cờ đi giao dịch tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây, trong khi chờ đợi, tôi nghe 2 nữ khách hàng trao đổi với nhau. Một cô nói: “Lần này tao nhất định xin nghỉ. Mấy ổng thấy mình không nói nên làm tới, công việc ngày càng nhiều mà không chịu tuyển thêm người…”. Cô kia trả lời: “Phải chi thêm việc mà thêm lương thì cũng còn tinh thần làm việc; đằng này việc nhiều mà lương ít, chán quá!”.

Tôi nhìn đồng hồ. Hai cô nói gần 10 phút chỉ với một nội dung: Công ty khó khăn, việc nhiều người ít. Trong câu chuyện của họ, thoạt đầu tôi có cảm giác giám đốc công ty là một người keo kiệt, bủn xỉn, độc đoán và điều hành dở. Tuy nhiên, nghe kỹ thì cũng không hẳn là như vậy. Vấn đề ở đây là sự xuề xòa, hời hợt của giám đốc và sự cả nể của nhân viên. Họ làm việc với nhau lâu năm, quý mến, cảm thông cho nhau nên chuyện gì cũng du di, dễ dãi. Cuối cùng, khi không gánh vác nổi thì sinh bất mãn, từ phản ứng ngấm ngầm đến công khai, đi đâu cũng kêu rêu, than phiền.

img

Vậy thì tại sao ngay từ đầu, các bạn không mạnh dạn từ chối? Không phải sếp không nghe mà quan trọng là nói như thế nào để sếp thấy “có lý” và chấp nhận. Bạn hãy thử nêu những lý do sau đây để thuyết phục sếp đồng ý với lời từ chối của mình:

- Bạn không có đủ thời gian: Bạn nên liệt kê danh sách những việc mà bạn phải làm và thời hạn hoàn thành để sếp thấy rằng nếu giao thêm việc, bạn sẽ không “đào đâu ra thời gian và sức lực” để hoàn thành.

- Kết quả công việc hiện tại sẽ xấu đi: Bạn nên chứng minh cho sếp thấy khối lượng công việc hiện nay của bạn là hợp lý và đạt hiệu suất tối ưu. Nếu “gánh” thêm, bạn không thể hoàn thành.

- Bạn chưa hiểu rõ về công việc mà sếp yêu cầu nhận thêm nên không thể hoàn thành như mong muốn của sếp. Thậm chí, bạn có thể làm hỏng việc vì thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm.

img

- Hãy tỏ ra chân thành, thẳng thắn và hết sức tôn trọng sếp khi nói lời từ chối. Tuyệt đối không được “đao to, búa lớn” hay tỏ ra khiếm nhã, thô lỗ. Hãy kiên trì thuyết phục sếp rằng bạn rất muốn giúp sếp nhưng điều kiện không cho phép.

Những người lãnh đạo tốt sẽ không vì sự từ chối của nhân viên mà định kiến, trù dập. Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, các bạn cứ mạnh dạn nói “không”. Như vậy sẽ tốt hơn là chấp nhận nhưng sau đó làm hỏng việc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo