xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bài và ảnh: Hồng Vân

Từ ngày 18 đến 24-5, Ban Chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp TP HCM đã có những buổi học tập kinh nghiệm bổ ích tại Hàn Quốc

Tại buổi làm việc với Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia Hàn Quốc mới đây, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM; Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động  hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp TP HCM - cho biết TP có hơn 100.000 doanh nghiệp (DN) với gần 2 triệu lao động. Những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động và cách giải quyết sao cho hài hòa lợi ích các bên là quan tâm hàng đầu của lãnh đạo thành phố. “Quá trình phát triển kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam có những nét tương đồng nên chúng tôi muốn tìm hiểu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm của các bạn để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ” - bà Hà nói.

Đình công phải đăng ký

Theo ông Huyng-jeong Park, Cục trưởng Cục Hòa giải thuộc Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia Hàn Quốc, ủy ban (trực thuộc Bộ Lao động và Việc làm) là cơ quan hành chính bán tư pháp có 2 chức năng chủ yếu là hòa giải (những nội dung liên quan đến tiền lương, thời giờ làm việc) và xét xử các tranh chấp về sa thải, phân biệt đối xử. Những vấn đề về lao động khác thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động và Việc làm. Ngoài ra, ủy ban còn có một hội đồng đặc biệt để giải quyết các vấn đề khẩn cấp, bao gồm thành viên của ủy ban và các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lao động.

Đoàn Đại biểu TP HCM làm việc tại Busan - Hàn Quốc
Đoàn Đại biểu TP HCM làm việc tại Busan - Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, đình công chỉ xảy ra khi thỏa thuận không được thực hiện. Tổ chức Công đoàn sẽ đại diện tập thể lao động đưa ra yêu cầu với chủ, nếu không được đáp ứng sẽ tiến hành thủ tục đình công. “Ủy ban Quan hệ lao động sẽ nhận đơn đăng ký đình công và tiến hành hòa giải. Do trình tự thủ tục chặt chẽ, các bước hòa giải hiệu quả nên số lượng các cuộc đình công không nhiều. Chẳng hạn, vùng Busan - Ulsan có 148.000 DN với hơn 1,2 triệu lao động trong các ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, ô tô, hóa chất, mỗi năm xảy ra dưới 5 cuộc đình công. Pháp luật Hàn Quốc quy định nếu không đăng ký thì không được đình công. Nếu đăng ký, trong thời gian chờ ủy ban xem xét hòa giải (khoảng 10-15 ngày) cũng không được phép đình công” - ông Tae-woo Lee, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ lao động TP Busan, cho biết.

Hòa giải, xét xử hiệu quả

Có thể thấy công tác hòa giải, xét xử lao động của Ủy ban Quan hệ lao động các cấp tại Hàn Quốc rất hiệu quả. Trong thời gian ở Hàn Quốc, chúng tôi rất ấn tượng khi bước vào các căn phòng hòa giải. Nếu như ở phòng xét xử tương tự phòng xử án của tòa án tại Việt Nam thì phòng hòa giải bài trí rất thân thiện, có nhiều hoa tươi, các loại thức uống, tiếng nhạc du dương... “Bước vào căn phòng này, hai bên sẽ thấy thư thái, nhẹ nhõm, không còn quá căng thẳng nên tác động tốt đến quá trình hòa giải” - đại diện Ủy ban Quan hệ lao động TP Busan cho biết.

Khi có tranh chấp về tiền lương hoặc thời giờ làm việc, 1 trong 2 bên đăng ký hòa giải. Sau khi nhận được đăng ký, Ủy ban Quan hệ lao động sẽ lập ban hòa giải, tiến hành hòa giải, đưa ra phương án hòa giải (đối với những sự việc quan trọng thì đưa ra ủy ban đặc biệt). Có đến hơn 90% vụ việc được hòa giải thành.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu TP HCM: “Trong trường hợp vụ việc có yêu cầu xét xử, ủy ban đã có phán quyết chủ sử dụng lao động sai, yêu cầu phải khắc phục hậu quả nhưng chủ sử dụng lao động không thực hiện thì xử lý thế nào?”, ông Doo-hee Kim, Tổng Thư ký điều hành Ủy ban Quan hệ lao động TP Busan, cho biết: “Trong trường hợp này, ủy ban sẽ liên tục nhắc nhở. Trong vòng 30 ngày sau khi phán quyết, nếu chủ sử dụng lao động không thực hiện sẽ bị phạt tiền rất nặng. Mức cao nhất mà ủy ban đã xử phạt là 80 triệu won (khoảng 168 tỉ đồng). Nếu sau đó chủ sử dụng lao động vẫn không chấp hành thì sẽ bị xử lý hình sự”.

Ở Hàn Quốc, việc phòng ngừa tranh chấp lao động cũng rất được chú trọng. Tất cả các DN được giám sát thường xuyên để nắm chắc tình hình và dự báo DN nào có khả năng xảy ra tranh chấp để chủ động can thiệp, giải quyết.

Bỏ trốn là tội phạm

Lãnh đạo Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia Hàn Quốc cho biết những năm 1997- 1998, DN ở Hàn Quốc bị đóng cửa, phá sản rất nhiều. Trong trường hợp này, chính phủ sẽ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động với thời gian từ 90 đến 240 ngày để tìm việc làm mới. Đối với DN nợ lương, bỏ trốn thì ngân sách nhà nước sẽ trả lương cho người lao động trước, sau đó truy tìm chủ DN để truy thu. Nếu DN phá sản, không trả được thì xử lý hình sự; còn bỏ trốn là tội phạm, bị cấm xuất cảnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo