xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều “ông lớn” năng suất yếu

Theo Mạnh Quân (Thanh Niên)

Đó là nhận xét của nhiều đại biểu Quốc hội khi bàn về vấn đề năng suất lao động và theo họ, các "ông lớn" tức các tập đoàn, tổng công ty là đầu mối của vấn đề cần giải quyết.

Điện, than, dệt may... đều yếu

Tuy nhiên theo Chủ tịch Hiệp hội Điện lực VN Trần Đình Long, con số có thể không lớn đến vậy, nhưng đa số người trong bộ máy các công ty phân phối điện chủ yếu đi ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện, phát hóa đơn… Hiện ở các công ty phân phối của ngành điện, đội ngũ này chiếm đến quá nửa, thậm chí đến 60% số lượng nhân sự.

 

EVN - ngành điện có năng suất lao động quá thấp - Ảnh: Diệp Đức Minh

EVN - ngành điện có năng suất lao động quá thấp - Ảnh: Diệp Đức Minh

 

Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư năng lượng VN Trần Viết Ngãi cũng khẳng định: “Năng suất lao động (NSLĐ) ngành điện là rất thấp. Nhiều người bảo, công nghệ ngành điện lạc hậu, theo tôi không phải vậy. Trang thiết bị của EVN hiện cũng không phải kém nhưng lao động trong ngành này còn đông, nhất là ở các chi nhánh điện. Biên chế trong các nhà máy phát điện cũng rất đông, nó vượt con số thông thường ở các nhà máy điện của thế giới rất nhiều. Thế giới họ định mức 1 MW có 1,5 - 2 người quản lý, điều hành thôi còn ở VN thì mất khoảng 15 - 20 người, vượt rất nhiều”.

Ngành dệt may cũng có NSLĐ không cao. Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn dệt may VN, cho biết trong 5 năm qua, NSLĐ ngành này đã tăng khoảng 50% so với trước nhưng “mình tăng thì các nước cũng tăng mạnh. Vừa qua, chúng tôi đi khảo sát một số nước ở châu Á thì NSLĐ của Trung Quốc vẫn đứng đầu. NSLĐ ngành dệt may của VN hiện chỉ bằng 50% của Trung Quốc, bằng 70% của Philippines… Nói chung rất thấp so với các nước trong khu vực”.

Về ngành than, ông Trần Xuân Hòa, đại biểu QH tỉnh Quảng Ninh - nguyên Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản VN (Vinacomin), cho biết: “Ở ngành than, khai thác lộ thiên thì đã cơ giới hóa nhưng cơ giới hóa hầm lò, khâu chiếm hơn một nửa sản lượng, thì tỷ lệ cơ giới hóa đâu đó khoảng 2%, đó là một tỷ lệ rất thấp”. Ông Nguyễn Văn Biên, Phó tổng giám đốc Vinacomin, nhìn nhận hiện đơn vị này vẫn phải đảm bảo việc làm cho 123.000 người. Tuy NSLĐ tổng hợp khâu sản xuất than đã tăng 4 lần so với khi thành lập, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp so với nhiều nước.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sĩ Lợi nhận xét: “NSLĐ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thấp xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều lao động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật thấp. Một yếu tố quan trọng dẫn đến NSLĐ thấp cũng do chúng ta chưa cải cách được thủ tục hành chính, nặng về thủ công, không hiện đại hóa công nghệ thông tin”.

“Bó tay” với lao động dôi dư?

Biết là thấp nhưng để cải thiện tình trạng này là không hề dễ dàng. Trong ngành điện lực, theo ông Trần Đình Long, muốn nâng cao NSLĐ chỉ cần đầu tư lắp đặt hệ thống công tơ điện tử, để khách hàng thanh toán qua ATM. Hay trong ngành than, theo đại biểu Trần Xuân Hòa, chỉ việc đầu tư cơ giới hóa, giảm số lượng người lao động thì NSLĐ sẽ cải thiện rất nhanh.

Nhưng cái khó theo ông Hòa là khâu bố trí, sắp xếp lao động. “Đây là vấn đề đau đầu cho giới lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vì để giải quyết lao động dôi dư phải có nguồn kinh phí để đầu tư, chuyển đổi nghề, xử lý trợ cấp một lần… chứ không thể nói là không có được”, ông Hòa nói. Theo ông Hòa, nếu không giải quyết được việc làm cho người lao động khi rút ra thì lại phải đưa vào hoặc để họ làm những công việc phụ. Thế là lại sinh ra câu chuyện khu vực chính thì ít người nhưng khu vực phụ lại phình to ra. Ông Hòa cho rằng hiện nhiều lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty nếu đầu tư công nghệ để tăng NSLĐ thì không dám đẩy hàng ngàn người lao động ra đường.

Thừa nhận thực tế này, ông Bùi Sĩ Lợi cho rằng với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, để tăng NSLĐ phải giải quyết cả 3 vấn đề: thứ nhất là kỹ năng củangười lao động; thứ hai là đầu tư vào kỹ thuật, công nghệ; thứ ba là phân công, cơ cấu lao động hợp lý. Nhưng ông Lợi cũng cho rằng, cùng với NSLĐ tăng lên thì vấn đề dư thừa lao động là vấn đề rất lớn. “Dứt khoát là trong quá trình tái cơ cấu sẽ có một bộ phận lao động chất lượng thấp, sức khỏe kém phải sắp xếp thì ngay bây giờ, Chính phủ phải yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty đó chuẩn bị điều kiện để giải quyết”, ông Lợi nói.

 

Rà soát, chấn chỉnh việc tuyển dụng, sử dụng lao động

Bộ LĐ-TB-XH vừa có công văn yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước rà soát, chấn chỉnh việc tuyển dụng, sử dụng lao động. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân, Bộ đã yêu cầu các đơn vị báo cáo cụ thể, đánh giá tình hình lao động trong hai năm 2013 - 2014. Trong đó, đặc biệt lưu ý phân tích việc sử dụng lao động, số lao động tuyển dụng mới so với kế hoạch theo từng loại lao động: chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ...; số lao động thiếu việc làm, lao động phải đào tạo lại; lao động phải chấm dứt hợp đồng do không bố trí được công việc. Ngoài ra, phải kiểm tra việc xác định quỹ tiền lương, tiền thưởng và phân phối quỹ tiền lương, tiền thưởng tại các tập đoàn và tổng công ty nhà nước.

Thu Hằng

 

"Biên chế trong các nhà máy phát điện cũng rất đông, nó vượt con số thông thường ở các nhà máy điện của thế giới rất nhiều. Thế giới họ định mức 1 MW có 1,5 - 2 người quản lý, điều hành thôi còn ở VN thì mất khoảng 15 - 20 người, vượt rất nhiều”- ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư năng lượng VN.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo