xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sử dụng thật tốt quyền thương lượng của NLĐ

Phạm Hồ thực hiện

Phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu quan hệ lao động, Bộ LĐ-TB-XH, chủ nhiệm Đề án Xây dựng cơ chế tham vấn về tiền công tại TPHCM, một đề án được đánh giá là khả thi để hạn chế đình công

Hai “kênh” quan trọng

. Phóng viên: Thưa ông, hàng chục năm qua, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động tập thể hầu như không thay đổi nhiều. Vậy, mấu chốt vấn đề ở đây là gì?

- Ông Nguyễn Mạnh Cường: Tranh chấp lao động có hai loại: tranh chấp lao động tập thể imgvề quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động... Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động... đã được đăng ký.

Như vậy, có thể thấy, để ngăn ngừa tranh chấp lao động về quyền, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện pháp luật lao động. Còn để ngăn ngừa tranh chấp lao động về lợi ích thì phải tạo dựng được một cơ chế đối thoại giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) để kịp thời trao đổi, tham vấn, giải tỏa vấn đề; tránh để tích tụ, bùng nổ thành các hành động phản kháng.

. Tranh chấp về lợi ích (đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, tăng phúc lợi…) ngày càng nóng bỏng và thường rất khó giải quyết. Theo ông, làm thế nào để NLĐ tổ chức đòi lợi ích của mình một cách hợp pháp và hiệu quả?

- Tôi cho rằng có hai “kênh” quan trọng, đó là kênh đối thoại giữa NLĐ - NSDLĐ và kênh thông tin giữa NLĐ và cơ quan quản lý Nhà nước. Từ “đối thoại” theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) bao gồm 3 hoạt động chính là trao đổi thông tin, tham vấn và thương lượng. Nhưng để đối thoại có hiệu quả và hiệu lực thì hai bên đối thoại phải có đủ năng lực và đủ thiện chí đối thoại (cơ chế hai bên). Nhà nước không thể can thiệp trực tiếp đối với loại tranh chấp lao động về lợi ích nhưng Nhà nước đóng vai trò thúc đẩy và tạo điều kiện để hai bên đối thoại (cơ chế ba bên).

Bắt đầu từ những DN có thiện chí

. Có thể gọi là nghịch lý không khi mức thu nhập của NLĐ hiện quá thấp so với mặt bằng giá cả chung, trong khi doanh nghiệp (DN) được toàn quyền tự quyết việc trả công?

- Tiền công được xác định như sau: Nhà nước đưa ra mức tiền công tối thiểu, trên cơ sở đó, hai bên trong quan hệ lao động đàm phán về vấn đề tiền công tại DN ở mức cao hơn. Nội dung đàm phán không chỉ bao gồm về mức tiền công, mà còn về cách trả công, định mức, các bậc tiền công, tiền làm thêm giờ... Đây là những nội dung mà Nhà nước không thể can thiệp. VN đã gia nhập WTO, nên những chính sách của Nhà nước có hàm ý can thiệp trực tiếp vào việc xác định tiền công của DN sẽ bị coi là vi phạm nguyên tắc của WTO về kinh tế thị trường.

Việc DN được toàn quyền tự quyết định việc trả công nên được hiểu là tiền công do hai bên trong quan hệ lao động tự quyết định thông qua thương lượng. Tôi muốn nhấn mạnh là, NLĐ - thông qua tổ chức Công đoàn, hãy sử dụng thật tốt quyền thương lượng, nhất là thương lượng về tiền công để bảo vệ lợi ích của mình.

. Ông cho rằng, tiền công phải được trả theo giá thị trường, nhưng thực tế, NLĐ không có đủ điều kiện để thương lượng ngoài việc đình công...

- Để đạt được mức tiền công mà ta thường gọi là mức tiền công của thị trường, NLĐ có một công cụ và một “vũ khí”: thương lượng là công cụ và đình công là “vũ khí”. Tôi cho rằng cực chẳng đã, NLĐ mới phải dùng đến vũ khí. Một khi tất cả các bên đều hiểu rằng cái đích mà NLĐ muốn đạt được bằng đình công cũng có thể đạt được bằng thương lượng thì tại sao lại bỏ qua công cụ hữu ích đó?

. Để thương lượng hiệu quả, theo ông cần những điều kiện gì?

- Việc thương lượng đáp ứng yêu cầu bức thiết của thực tế nên sẽ được các bên ủng hộ, phù hợp với quá trình chuyển sang kinh tế thị trường và hội nhập. Tuy nhiên, khó khăn cũng không ít vì chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tiễn cho chương trình tham vấn, thương lượng toàn diện về tiền lương theo giá thị trường. Để vượt qua khó khăn, tôi nghĩ cần có những giải pháp cụ thể như lập nhóm chuyên gia liên ngành bao gồm UBND, Sở LĐ-TB-XH, LĐLĐ và Phòng Thương mại - Công nghiệp VN ở tỉnh, thành phố. Chương trình có thể bắt đầu từ những hiệp hội có thiện chí, DN có quan hệ lao động tốt, DN gia công cho các công ty uy tín của nước ngoài (thường coi trọng việc bảo vệ uy tín của công ty).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo