xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa thuận nhiều rủi ro

Bài và ảnh: Mai Nguyễn

Dù người lao động thường bị nợ lương, ngược đãi... nhưng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn ký thỏa thuận đưa lao động giúp việc gia đình sang Ả Rập Saudi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) cùng Bộ Lao động Ả Rập Saudi vừa ký kết thỏa thuận tuyển dụng lao động giúp việc gia đình (GVGĐ) Việt Nam làm việc tại Ả Rập Saudi. Thỏa thuận mở đường để tăng lao động nữ sang một quốc gia Hồi giáo mà theo giới chuyên môn là... “đi dễ khó về”.

Lường trước bất trắc?

Bản thỏa thuận do Bộ Lao động Ả Rập Saudi soạn thảo và phải mất nhiều tháng điều nghiên, đánh giá tình hình, lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH mới đặt bút ký. Những rủi ro tiềm ẩn đối với lao động nữ sang đất nước Hồi giáo này đã được Bộ LĐ-TB-XH điều chỉnh bằng những câu chữ khá cẩn thận để đi đến đồng thuận: Việc hợp tác cung ứng lao động GVGĐ được kiểm soát, quản lý chặt chẽ của cơ quan thẩm quyền 2 nước; bảo đảm người lao động (NLĐ) chỉ được tuyển dụng hợp pháp; bảo đảm chủ sử dụng trả lương đầy đủ và NLĐ được chuyển lương, tài sản về nước; có cơ chế phối hợp giải quyết khiếu nại, xử lý rủi ro.

Nên tăng lao động nữ có tay nghề sang thị trường thu nhập cao hơn là đưa lao động giúp việc gia đình sang Ả Rập Saudi. Trong ảnh: Lao động do Tracimexco tuyển chọn thực hành công việc trước khi sang Nhật Bản
Nên tăng lao động nữ có tay nghề sang thị trường thu nhập cao hơn là đưa lao động giúp việc gia đình sang Ả Rập Saudi. Trong ảnh: Lao động do Tracimexco tuyển chọn thực hành công việc trước khi sang Nhật Bản

Các quyền tự do cá nhân của NLĐ cũng được đề cao, như: bảo đảm cung cấp cho NLĐ nơi ở, đồ uống và nước uống đầy đủ, vệ sinh; NLĐ được phép liên hệ với gia đình và cơ quan đại diện ngoại giao (việc này trước đây rất hạn chế). Ngay cả trong trường hợp NLĐ bị bệnh, gặp tai nạn hoặc vì lý do chiến tranh, xung đột chính trị buộc phải về nước trước hạn, giới chủ phải trả chi phí.

Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Ả Rập Saudi rất cần lao động Việt Nam và GVGĐ là một nhánh trong hợp tác lao động giữa 2 nước. Dù vậy, do có sự khác biệt về văn hóa, luật pháp giữa 2 nước nên theo nguyên tắc của bản thỏa thuận, từ khâu tuyển dụng đến quản lý, xây dựng cơ chế phối hợp giải quyết rủi ro giữa cơ quan thẩm quyền 2 nước phải làm chặt chẽ. Mục tiêu là tăng cường bảo vệ quyền lợi và an toàn cho NLĐ, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Khó tránh thua thiệt

Báo cáo của các cơ quan chức năng cho biết hiện có hơn 3.000 lao động GVGĐ Việt Nam tại Ả Rập Saudi. Trong đó, tính từ năm 2013 đến nay, khoảng 1.000 người đã xuất cảnh. Phần lớn lao động nữ làm công việc chăm sóc trẻ con, người già, người bệnh, dọn dẹp nhà cửa và số ít nam giới làm tài xế gia đình. Hiện nay, trên 20 doanh nghiệp (DN) XKLĐ có tuyển lao động GVGĐ sang Ả Rập Saudi (chủ yếu đóng ở phía Bắc). Việc ký kết thỏa thuận sẽ tạo điều kiện để tới đây có thêm nhiều DN khác tham gia.

Vấn đề đặt ra là có phải vì mục tiêu đa dạng hóa thị trường, tăng số lượng lao động xuất khẩu mà Bộ LĐ-TB-XH đã khuyến khích DN đưa lao động GVGĐ sang Ả Rập Saudi thông qua bản thỏa thuận này, dù biết trước có nhiều rủi ro?

Trên thực tế, thời gian qua đã xảy ra không ít vụ việc lao động bị ngược đãi, nợ lương phải cầu cứu các cơ quan chức năng. Đơn cử trường hợp của các chị Đặng Thị Lý (ngụ huyện Ba Vì, TP Hà Nội), Lê Thị Thanh Phương (quận Tân Bình, TP HCM), Nguyễn Thị Thúy (huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương)... Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Saudi, khoảng 10% lao động GVGĐ ở Ả Rập Saudi gặp rủi ro, phổ biến là bị chủ giao việc không đúng hợp đồng, công việc quá sức, bị ốm đau không được chăm sóc y tế, bị trả thiếu hoặc nợ lương...

Giám đốc một DN XKLĐ cho rằng với mức lương tính ra tiền Việt Nam khoảng 6,6-7,1 triệu đồng/tháng, làm việc trong môi trường khác biệt về văn hóa, tôn giáo thì không nên đưa lao động đi, nhất là trong bối cảnh Indonesia, Sri Lanka, Philippines... rút lao động về nước. Theo vị giám đốc này, chúng ta đã trả giá quá đắt khi nóng vội đưa lao động trở lại Libya để rồi phải sớm đón họ về nước. Với lao động GVGĐ ở Ả Rập Saudi cũng vậy, không ai chắc họ tránh được thua thiệt mà thực tế điều đó đã và đang diễn ra.

Phải bảo đảm quyền lợi cho NLĐ

Để hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu các DN khi ký kết hợp đồng phải bảo đảm mức lương cho lao động GVGĐ ở Ả Rập Saudi, thời gian nghỉ ngơi không ít hơn 8 giờ/ngày; NLĐ không phải trả tiền môi giới, được chủ sử dụng đài thọ vé máy bay đi - về; được mua BHYT và được chữa trị miễn phí... DN cung ứng 200 lao động trở lên phải cử cán bộ sang Ả Rập Saudi quản lý.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo