xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiến tới Giải thưởng Tôn Đức Thắng 2012: Hạnh phúc khi được cống hiến

Bài và ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Tâm huyết với nghề, nhiệt tình với đồng nghiệp, luôn nghĩ đến lợi ích của doanh nghiệp... là phẩm chất tốt đẹp của những người được vinh dự nhận giải thưởng mang tên Bác Tôn

Ông Okamura Kenichi, Tổng Giám đốc Công ty Furukawa Automotive Parts Việt Nam (KCX Tân Thuận - TPHCM), đầy tự hào khi nói về anh Thái Anh Tuấn, quản lý sản xuất dây điện của công ty, một trong những người được trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm nay.
Theo ông Okamura Kenichi: “Anh Tuấn là người đam mê công việc, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt, anh đã có nhiều sáng kiến làm lợi cho công ty hàng tỉ đồng”.

Hết lòng trong công việc

Dù chỉ là một công nhân (CN) bình thường song anh Tuấn lại có thành tích đáng nể với 13 sáng kiến, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp (DN). Một trong những sáng kiến mà anh tâm đắc nhất là “Cải tiến tình trạng đứt dây điện ở bộ phận accumu” (bộ phận của máy bọc nhựa).
img
Anh Thái Anh Tuấn (trái) đang kiểm tra sản phẩm dây điện thành phẩm
Trong quá trình sản xuất, do thiết bị chạy với tốc độ cao nên tình trạng đứt dây điện thường xuyên xảy ra. Với kinh nghiệm của một người thợ lành nghề, anh Tuấn đã chế tạo và lắp thêm bộ phận điều chỉnh lực căng tự động, làm giảm lực căng của bộ accumu, hạn chế thấp nhất tình trạng đứt dây điện, vừa tiết kiệm thời gian lại giảm tiêu hao nguyên liệu.
Một sáng kiến nổi bật khác của anh Tuấn là khắc phục việc đứt dây điện do mối nối. Để đánh dấu vị trí mối nối giữa 2 cuộn dây điện sẽ có bộ phận làm trầy vị trí này. Song do lực ép quá mạnh khiến phần nhựa ngay vị trí mối nối bị dồn cục làm đứt dây.
Tình trạng này kéo dài khiến ban giám đốc rất lo lắng, bởi không chỉ phát sinh rác dây điện mà còn làm mất nhiều thời gian khắc phục. Việc thiết kế lại bộ làm dấu mối nối của anh Tuấn đã khắc phục triệt để khiếm khuyết này. Chỉ riêng sáng kiến này đã làm lợi cho công ty 196.478 USD/năm.

Liên tục cho ra đời những sáng kiến có giá trị, được đồng nghiệp nể trọng, song người CN này rất khiêm tốn: “Chỉ cần tinh ý trong khi làm việc thì sẽ phát hiện được sự cố hoặc những bất hợp lý trong quy trình sản xuất để sửa chữa, khắc phục”. Những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được anh truyền lại cho những người thợ trẻ. Gần 200 CN đã được anh huấn luyện, đào tạo để trở thành CN lành nghề...

Chuyên gia lan giống

Ra trường, được làm việc đúng chuyên môn được đào tạo đã giúp chị Vương Thị Hồng Loan, Phó Phòng Công nghệ sinh học ứng dụng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM), có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

img

Chị Vương Thị Hồng Loan đang kiểm tra sự tăng trưởng của cây con trong phòng nuôi cấy

Năm 2006, tên tuổi chị bắt đầu được giới trồng lan tại TPHCM biết đến khi xây dựng thành công quy trình nhân giống hoa lan Mokara cắt cành có giá trị kinh tế cao. Với việc sử dụng phát hoa giai đoạn 7-10 ngày tuổi làm nguồn nguyên liệu tái sinh chồi, chị đã nhân giống thành công hoa lan Mokara chất lượng cao trong sự thán phục của đồng nghiệp.
Giống lan này được thị trường đặc biệt ưa chuộng bởi rất đẹp, lại lâu tàn, khả năng kháng bệnh cao. “Lan Mokara là loài đơn thân, việc sử dụng nguồn nguyên liệu ban đầu là đỉnh sinh trưởng của cây mẹ sẽ gây tổn thương và có thể làm chết cây mẹ; trong khi đó, việc sử dụng phát hoa giai đoạn còn non vừa không làm tổn thương cây mẹ vừa có thể chủ động nguồn mẫu quanh năm và việc khử trùng mẫu cũng tương đối dễ dàng”- chị Loan kể.
Với giải pháp đó, trong năm 2006, chị Loan đã  nhân giống các giống Mokara vàng chanh, vàng nến, cam đỏ lá quặt, vàng điểm... và chuyển giao được hàng chục ngàn cây giống Mokara các loại. Ngoài việc tham gia tạo ra nhiều giống lan chất lượng cao, chị Loan còn thành công trong việc rút ngắn thời gian nhân giống, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất cho đơn vị.
Dù bận rộn với công tác nghiên cứu, song chị Loan vẫn dành nhiều thời gian để hỗ trợ, huấn luyện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật. Sự tận tụy ấy của chị đã giúp trung tâm sở hữu một đội ngũ chuyên viên nghiên cứu, kỹ thuật viên, CN lành nghề. “Với tôi, đó vừa là trách nhiệm mà cũng là hạnh phúc”- chị Loan nói.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TPHCM, ông Phạm Đình Dũng, nhận xét về chị: “Đó là một cán bộ kỹ thuật tâm huyết, say mê công việc và hết lòng chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo