xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tính toán tỉ lệ thất nghiệp: Cần căn cứ vào nhiều chỉ số

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Tỉ lệ thất nghiệp vừa được công bố của cả nước trong quý II/2014 là 1,84% tuy được tính toán đúng theo chuẩn quốc tế, nhưng chưa phản ánh đúng thị trường lao động Việt Nam.

 

Cán bộ Công đoàn chuyên trách huyện Hóc Môn, TP HCM, thăm hỏi công nhân mất việc
Cán bộ Công đoàn chuyên trách huyện Hóc Môn, TP HCM, thăm hỏi công nhân mất việc

Viện Khoa học Lao động và Xă hội (Bộ LĐTB&XH), Tổng cục Thống kêTổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố tỉ lệ thất nghiệp của cả nước trong quý II/2014 là 1,84%, thấp nhất trong 1 năm qua và Việt Nam nằm trong số quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là con số quá lạc quan và không phản ánh được bản chất của thị trường lao động. Các chuyên gia của ILO khẳng định, cách tính tỉ lệ thất nghiệp đă tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, nhưng chưa thể hiện được chất lượng việc làm và sự lăng phí nguồn nhân lực.

Việc làm nhiều, nhưng chất lượng thấp

Phân tích nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thấp, chuyên gia kinh tế lao động ILO tại châu Á-Thái Bình Dương Phú Huỳnh nhận định, thị trường lao động tại nước đang phát triển như Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về bảo hiểm xă hội, bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi xă hội khác. V́ vậy, nhiều người lao động không thể đảm bảo cuộc sống nếu rơi vào t́nh trạng thất nghiệp. Người lao động phải tìm việc bằng mọi cách và sẵn sàng làm những công việc chất lượng kém, trả lương thấp trong nền kinh tế phi chính thức.

Trong khi đó, ở những nước phát triển với hệ thống bảo trợ xă hội tiên tiến và mức sống cao hơn, người lao động có thể tồn tại trong hoàn cảnh thất nghiệp và dành thời gian đi tìm những công việc mà họ mong muốn. Còn theo Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) Nguyễn Thị Lan Hương, theo tiêu chuẩn quốc tế, “người thất nghiệp” bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên mà trong thời gian khảo sát, thường là trong tuần trước đó, đáp ứng tất cả 3 điều kiện: Không có việc làm dù chỉ là 1 giờ, sẵn sàng làm việc và đang tìm việc. Với cách định nghĩa như vậy, những nước kém phát triển thì tỉ lệ thất nghiệp càng thấp. Điển hình như Camphuchia và Lào có nền kinh tế kém phát triển hơn Việt Nam, tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn Việt Nam.Việt Nam có tỉ lệ lao động nông nghiệp là 44%, chưa kể có thêm yếu tố kinh tế đường phố. Chính vì đặc thù thị trường lao động như vậy nên tạo ra nhiều công việc, nhưng những công việc đó chất lượng thấp và có đồng lương không đảm bảo được cuộc sống.

Theo ông Phú Huỳnh, tỉ lệ thất nghiệp không thể hiện được đầy đủ tình trạng của thị trường lao động. Bởi lẽ, Việt Nam không có đủ những việc làm tốt, bền vững với năng suất cao, dẫn đến việc không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của lực lượng lao động khiến thu nhập và năng suất lao động thấp.

Cần căn cứ theo chất lượng việc làm

Theo nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xă hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu, việc tham khảo các quy định, cách tính của các nước, các tổ chức quốc tế rất cần thiết, nhưng cũng cần tính tới yếu tố đặc thù của thị trường lao động với đa số người dân làm nông nghiệp. Đặc biệt, khi công bố các số liệu cũng phải nói rõ là theo tiêu chuẩn, cách tính nào, tránh những bình luận trái chiều.

Người lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM
Ảnh: HỒNG NHUNG
Người lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM Ảnh: HỒNG NHUNG

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 19 các nhà thống kê lao động tổ chức cuối năm 2013, các chuyên gia đă đưa ra phương pháp tính mới và khuyến khích các quốc gia từng bước thực hiện. Theo định nghĩa mới về việc làm tỉ lệ thất nghiệp sẽ thay đổi đáng kể. Cụ thể, những người có việc làm sẽ là những người làm việc ở một công việc được trả lương hoặc một việc tự kinh doanh để kiếm lợi nhuận trong khoảng thời gian ít nhất là 1 giờ trong giai đoạn khảo sát. Như vậy, khái niệm việc làm mới này sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tỉ lệ có việc làm đối với nhiều quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Phần lớn người lao động làm việc trong ngành Nông nghiệp tự cung tự cấp, ít có sự kết nối với nền kinh tế thị trường sẽ không được tính là đối tượng có việc làm.

Chuyên gia về thống kê lao động của ILO khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tite Habiyakare nhận định, khi định nghĩa mới được áp dụng, các cuộc điều tra về thị trường lao động sẽ mang lại kết quả chính xác hơn, phản ánh đúng bản chất, thay vì bị lẫn lộn với ngành nông nghiệp tự cung tự cấp như hiện nay. Xu hướng khảo sát mới sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách theo dõi tốt hơn sự chuyển dịch lực lượng lao động để từ đó áp dụng các chính sách phù hợp.

Đối với thị trường lao động Việt Nam, cần có những chỉ số thể hiện được chất lượng việc làm. Chẳng hạn, những chỉ số như tỉ lệ lao động nghèo, việc làm dễ bị tổn thương, nền kinh tế phi chính thức, tỉ lệ lao động ngành nông nghiệp trong số việc làm, năng suất lao động và lương bình quân…

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo