xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh chấp vì thiếu thiện chí

Bài và ảnh: VĨNH TÙNG

Xây dựng chính sách tiền lương, cơ chế đãi ngộ hợp lý là biện pháp để doanh nghiệp giữ chân, động viên người lao động gắn bó lâu dài

“Đến thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) lân cận đều đã công bố điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) nhưng ban giám đốc công ty vẫn án binh bất động.
 
Chính sách thưởng Tết cũng không rõ ràng, không khuyến khích người làm việc lâu năm”. Công nhân (CN) Công ty TNHH Giày Đ.T  (quận 12 – TPHCM) đã bức xúc phản ánh như vậy với các cơ quan chức năng quận khi ngừng việc cuối tuần qua.
 
Cân đong, đo đếm với NLĐ
 
Vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Giày Đ.T không phải là cá biệt trong thời điểm khá “nhạy cảm” cuối năm. Điều này không chỉ gây ức chế cho NLĐ mà còn khiến quan hệ lao động tại nhiều DN căng thẳng.
 
“Để xảy ra việc này, thiệt thòi trước tiên thuộc về DN bởi người lao động (NLĐ) sẽ không gắn bó lâu dài với nơi đã không có thái độ chăm sóc họ một cách thực tâm”- một cán bộ LĐLĐ quận 12 phân tích.
 
Qua khảo sát của LĐLĐ huyện Củ Chi - TPHCM, mới có 25/174 DN trên địa bàn huyện có kế hoạch điều chỉnh LTT. Không chỉ trì hoãn điều chỉnh lương, nhiều DN còn thực hiện không đúng quy định.
 
 
img
Tài xế taxi Petrolimex ngừng việc do doanh nghiệp đột ngột thay đổi cách thức ăn chia


Ở một DN chế biến gỗ khá lớn, hoạt động lâu năm trên địa bàn huyện với hàng ngàn lao động, khi điều chỉnh LTT, ban giám đốc lại “cố tình” quên không áp dụng mức lương bậc 1 cho lao động đã qua đào tạo (cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng).
 
Bức xúc trước cách đối xử quá “cạn tàu ráo máng” của DN, tập thể CN đã phản ứng quyết liệt. Tuy nhiên, phải đến khi các cơ quan chức năng can thiệp, khuyến cáo, ban giám đốc công ty mới khắc phục sai phạm.
 
Bà Nguyễn Thị Ánh Thu, Chủ tịch LĐLĐ huyện Củ Chi, cảnh báo: “DN khắc phục sai phạm, CN đồng ý làm việc song điều đó không có nghĩa là họ sẽ trở lại làm việc đầy đủ sau Tết”.
 
Áp đặt, gây ức chế
 
Việc xây dựng chính sách tiền lương rõ ràng, hợp lý và thực sự khuyến khích NLĐ làm việc lẽ ra phải được DN coi trọng song trong thực tế, với nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như “kinh doanh thua lỗ”, nhiều DN đã áp đặt chủ quan hoặc đột ngột thay đổi hình thức trả lương khiến NLĐ bị “sốc”.
 
Vụ ngừng việc của 60 tài xế taxi Petrolimex (trực thuộc Công ty Cổ phần Taxi gas Sài Gòn Petrolimex) ngày 3-1 phản ứng việc thay đổi cách chia doanh thu là minh chứng cho cung cách xây dựng chính sách tiền lương không bám sát thực tiễn đời sống NLĐ của DN.
 
Theo phản ánh của tập thể tài xế, trước đây, công ty quy định tỉ lệ ăn chia từ 35% đến 50%, tương ứng với doanh thu từ dưới 500.000 đồng đến trên 700.000 đồng/ngày (xe 4 chỗ). 
 
Nhưng từ  ngày 1-1-2011, dù chưa tham khảo ý kiến tập thể tài xế, công ty lại ban hành mức doanh thu tối thiểu và tỉ lệ chia doanh thu mới. Theo đó, mỗi tài xế phải đạt doanh thu tối thiểu trên 650.000 đồng/ngày. Trường hợp không đạt doanh thu tối thiểu, tài xế sẽ bị truy thu.
 

Ông Trương Lâm Danh, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Giám sát chặt để bảo vệ NLĐ

Chỉ khi nào DN xây dựng chính sách tiền lương, cơ chế đãi ngộ hợp lý thì DN mới có thể giữ được lao động giỏi nghề, gắn bó. Điều đó phải được thể hiện trong quá trình lâu dài, thực chất chứ không thể làm trong một sớm, một chiều. Với các DN để xảy ra ngừng việc do vi phạm chính sách tiền lương, LĐLĐ TP lưu ý CĐ cấp trên cử cán bộ theo dõi, giám sát chặt chẽ; kiên quyết bảo vệ đến cùng quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ.

Với tập thể tài xế, mức này là cao, nhất là trong điều kiện công ty không có điểm tiếp thị. Thế nhưng, khi làm việc với các cơ quan chức năng quận Bình Thạnh – TPHCM, dù thừa nhận sai sót khi không thông báo rộng rãi quy định doanh thu tối thiểu và tỉ lệ chia doanh thu mới, đại diện công ty chỉ đồng ý lùi thời hạn áp dụng quy định mới đến hết ngày 10-2-2011. Sau thời hạn trên, nếu tài xế nào không đồng ý thì cứ làm đơn xin nghỉ, công ty sẽ giải quyết chế độ! Nhiều tài xế bất bình: “Công ty đối xử như vậy làm sao giữ được NLĐ?”.
 
Chủ động giám sát     
 
Nhằm ổn định quan hệ lao động trong thời điểm cận Tết, ngoài việc lưu ý CĐ cơ sở chủ động phối hợp với DN thông báo kế hoạch trả lương, thưởng Tết, nhiều CĐ cấp trên cơ sở đã lập danh sách các “điểm nóng” có thể xảy ra tranh chấp để đề xuất các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Từ đó đã góp phần hạn chế các vụ tranh chấp, ngừng việc.
 
Điển hình như vụ ngừng việc của gần 80 CN Công ty TNHH Lộc Tiến tại công trình xây dựng cụm cao ốc Khang Gia mới đây đã nằm trong dự đoán của LĐLĐ quận Gò Vấp – TPHCM.
 
Ông Giang Văn Nam, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Gò Vấp, cho biết: “Tại công trình xây dựng cao ốc Khang Gia, năm 2010 đã xảy ra tình trạng thầu phụ bỏ trốn, xù lương CN nên chúng tôi đã đưa vào “tầm ngắm” để phối hợp với các cơ quan chức giám sát”. Nhờ vậy, chỉ 3 ngày sau khi xảy ra vụ ngừng việc, LĐLĐ quận Gò Vấp đã can thiệp kịp thời, đòi lại gần 270 triệu đồng tiền lương cho CN.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo