xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng lòng tin

Bài và ảnh: THANH NGA

Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở giúp doanh nghiệp và người lao động hiểu nhau hơn, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Doanh nghiệp (DN) có quyền giữ bí mật kinh doanh song phải công khai thu nhập cùng các nội quy, quy chế để người lao động (NLĐ) biết và chia sẻ. Linh động về thời gian và đa dạng hình thức tổ chức đối thoại phù hợp với thực tế là cách để DN ngăn ngừa tranh chấp từ gốc”. Ông Võ Ngọc Châu, Phó Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, khẳng định như vậy tại buổi tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm về cách tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” do LĐLĐ quận Gò Vấp tổ chức mới đây.
img
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch CĐ Công ty May thêu Hà Giang, thăm hỏi đời sống, việc làm của công nhân

Còn nhiều vướng mắc

Khẳng định tầm quan trọng của việc triển khai Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc song nhiều DN vẫn nêu ra hàng loạt khó khăn. Trong đó, có nhiều vấn đề khá “nhạy cảm” như công khai tình hình sản xuất - kinh doanh, lương, thưởng và phúc lợi.

Ông Nguyễn Tấn Lộc, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty May Top One (100% vốn Đài Loan, may gia công), cho biết: “Do lệ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ ở nước ngoài nên DN không thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất và hạch toán chi phí. Vì vậy, hằng tháng, cân đối các khoản chi phí để bảo đảm tiền lương và phúc lợi cho NLĐ đã là cố gắng hết mức của DN”.

Tương tự là các ngành thương mại, dịch vụ, chẳng hạn siêu thị Big C. Bà Nguyễn Xuân Hằng, Chủ tịch Công đoàn (CĐ) siêu thị Big C, nêu thực tế: “DN có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc công khai sản xuất - kinh doanh sẽ gặp bất lợi không nhỏ. Chưa kể thu nhập của NLĐ phụ thuộc vào năng lực kinh doanh của mỗi người nên việc công khai sẽ rất rắc rối. NLĐ làm việc theo ca và toàn bộ mặt bằng ưu tiên cho kinh doanh nên không dễ tập hợp họ để tổ chức đối thoại định kỳ”.

Từ những trở ngại ấy, đại diện nhiều DN và cán bộ CĐ cơ sở kiến nghị luật cần linh hoạt để DN dễ thực hiện. Theo ông Nguyễn Đức Tình, Phó Chủ tịch CĐ Công ty Gỗ Đức Thành, nên cho phép DN được linh hoạt về thời gian và cách thức tổ chức đối thoại. “Do DN ưu tiên phần lớn thời gian cho sản xuất nên việc đối thoại định kỳ rất khó thực hiện, nên chăng thay bằng hình thức đối thoại đột xuất khi NLĐ hoặc người sử dụng lao động có yêu cầu. Cách làm này sẽ giúp giải quyết ngay những vướng mắc, thay vì chờ đợi”- ông Tình đề xuất.

Đồng tình, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Chủ tịch CĐ Công ty Sedo Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc), nhận xét: “DN nước ngoài ngại đối thoại thường xuyên trong giờ hành chính vì sợ ảnh hưởng hoạt động sản xuất, trong khi tổ chức vào ngày nghỉ thì phải chịu thêm chi phí ngoài giờ. Vì vậy, giao quyền chủ động cho DN tổ chức là điều cần thiết”.

Khó dễ tùy thuộc CĐ cơ sở

Trong khi nhiều DN gặp khó về việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thì ngược lại, một số đơn vị lại làm rất tốt. “Ngoài ý thức tuân thủ luật pháp của chủ DN, việc tổ chức hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở phụ thuộc vào sự chủ động của đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở” - bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Gò Vấp, TP HCM - khẳng định.

Tại Công ty May thêu Hà Giang, ngoài việc công khai đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh, quy chế trả lương, thưởng cho NLĐ biết thì hằng tháng, công ty còn duy trì đối thoại với NLĐ. Qua đối thoại, DN hiểu được khó khăn và sẵn sàng bớt lợi nhuận để cải thiện thu nhập cho NLĐ. Bà Trương Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Công ty May thêu Hà Giang, cho rằng lợi ích của việc minh bạch thông tin là không thể bàn cãi, bởi nếu hiểu nhau hơn thì mọi gút mắt giữa DN và NLĐ sẽ được giải quyết rốt ráo.

Ở Công ty May Minh Hoàng, khi DN gặp khó khăn do hàng bị trả về, CN có nguy cơ mất việc, CĐ cơ sở đã đứng ra tổ chức đối thoại giữa ban giám đốc và tập thể NLĐ. Được nghe ban giám đốc trình bày phương án giải quyết khó khăn, CN rất cảm thông và đồng ý ở lại giúp DN vượt khó.“Triển khai tốt quy chế dân chủ cơ sở sẽ có lợi cho cả DN lẫn NLĐ. DN phát triển bền vững trong khi mục tiêu ổn định việc làm, thu nhập của NLĐ được bảo đảm” - ông Nguyễn Thanh Thông, Phó Chủ tịch CĐ Công ty May Minh Hoàng , nhấn mạnh.

“Qua đối thoại, DN và tập thể lao động đã tìm được tiếng nói chung. Dù DN khó khăn và liên tục thua lỗ nhưng CN vẫn cố gắng bám trụ để hỗ trợ vực dậy sản xuất. Đáp lại thiện chí ấy, DN cố gắng bảo đảm lương, thưởng và các phúc lợi khác cho CN. Đối thoại là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin, gắn kết chủ DN và NLĐ” - ông Nguyễn Hữu Thủy, Phó Giám đốc Công ty Nhứt Thông, nhìn nhận.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo