xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống lạm phát: Cần thực hiện nhanh các giải pháp

Phương Anh thực hiện

Ba giải pháp phải làm ngay: Củng cố thị trường chứng khoán, hạ nhiệt bất động sản, ổn định lãi suất ngân hàng. Đó là quan điểm của TS Cao Sỹ Kiêm, Phó Ban Kinh tế Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính sách tiền tệ Quốc gia

. Phóng viên: Thưa ông, việc Chính phủ chỉ đạo SCIC mua cổ phiếu có làm thay đổi cơ bản cục diện thị trường chứng khoán (TTCK) hiện nay sau khi đã bị tác động rất xấu của hàng loạt chính sách vĩ mô trước đó?

img- TS Cao Sỹ Kiêm: Rất mừng là Chính phủ đã có các tín hiệu tích cực và chỉ đạo không để TTCK đi xuống. Hướng đi đúng rồi nhưng chỉ đạo thực hiện thế nào thì rất quan trọng. Trong tình huống này phải quyết định rất nhanh, rất kiên quyết để giảm sức ép cho thị trường, chứ nói xong để đấy sẽ làm nhà đầu tư mất lòng tin và lùi xa. Khác với các thị trường khác, TTCK là thị trường của niềm tin, của thông tin, của động lực. Khi thấy có lời, người ta lao vào là nóng ngay nhưng để ảm đạm lâu quá rất nguy hiểm. Trong cuộc họp với Chính phủ mấy hôm trước, tôi đã cảnh báo nếu để VN – Index xuống ngưỡng 400 điểm, thị trường sẽ đóng băng. Khi đó khôi phục rất khó. Kinh nghiệm các nước cho thấy khôi phục phải mất 4-5 năm. Ở mình còn lâu hơn vì lẽ TTCK giống như một cỗ xe đang đi với tốc độ nhanh, nếu khựng lại, đổ vỡ ra phải đại tu toàn diện. Đó là chưa kể ý chí có muốn sửa chữa hay không. Người dân đã mất lòng tin có muốn trở lại thị trường không cũng là vấn đề.

. Việc người dân bị xoáy trong “cơn lốc” lướt sóng vàng, lao vào cuộc đua lãi suất ngân hàng, rút chỗ thấp gửi chỗ cao có phải vì họ đang mất phương hướng trước biến động của thị trường?

- Lạm phát đang tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế. Khi giá cả tăng thì tất cả thị trường đều bị ảnh hưởng, người dân có tiền phân vân không biết đầu tư vào đâu vì chỗ nào cũng có rủi ro cao. Đồng tiền mất giá, nếu không cẩn thận, thiệt hại rất lớn nên người dân phải tìm cách bảo vệ đồng tiền của họ, chọn chỗ nào lợi nhất để đầu tư. Lúc này, tính toán hướng dẫn cho dân sử dụng đồng tiền đỡ thiệt hại là vấn đề rất lớn. Theo tôi, có 3 biện pháp phải làm ngay lúc này là củng cố TTCK, hạ nhiệt thị trường bất động sản và ổn định lãi suất ngân hàng. TTCK là lòng tin mà cứ tuột dốc mãi sẽ đóng băng.

Còn thị trường bất động sản, bản thân nó có tính ổn định nhất, góp phần rất quan trọng trong chu chuyển nguồn vốn và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng thời gian qua có yếu tố ảo do đầu cơ đẩy giá lên cao, kích thích ngân hàng dốc tiền cho vay. Phải xì hơi quả bóng này để người có tiền đầu tư vào, tạo sự bền vững cho thị trường và được hưởng lợi chính đáng. Đối với lãi suất, các ngân hàng đang đua nhau tăng kịch trần 12% thì phải cho vay lên 15% mới có lãi. Như thế doanh nghiệp vay vốn nhiều sẽ không tồn tại được vì hiện nay kinh doanh lãi 10%-15% đã là tốt. Nếu không điều chỉnh sẽ không huy động được vốn cho sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến công ăn việc làm. Một vấn đề nữa là lãi suất tiết kiệm. Những người không biết kinh doanh chỉ còn cách gửi tiết kiệm lấy lãi. Nhưng hiện nay là lãi suất âm vì trượt giá năm nay so với năm ngoái đang là 12,6%, để thế này thì không ai gửi. Tiền dư thừa không lưu thông được vừa nảy sinh tiêu cực, vừa thiệt thòi cho người dân.

. Vậy phải có chính sách gì để người dân ổn định tâm lý?

- Khi lạm phát, người dân, doanh nghiệp và Nhà nước đều phải chịu. Có điều chúng ta vượt qua nhanh thì đỡ thiệt hại hơn. Tất cả đều phải cố gắng vượt qua vị trí của mình. Nhà nước phải chống lạm phát thành công để ổn định kinh tế, lúc đó mới có yếu tố tăng trưởng. Đôi khi cũng phải chấp nhận tăng trưởng chậm lại, lạm phát cứ tăng thế này, sản xuất đình trệ, dân đói kém không có việc làm thì dứt khoát tăng trưởng trước mắt cũng như lâu dài sẽ bị ảnh hưởng. Phải làm bằng được các giải pháp đồng bộ, không thể chỉ làm mỗi khâu “ngọn” là thắt chặt tiền tệ. Lạm phát ngoài nguyên nhân khách quan còn có 3 nguyên nhân chủ quan: Đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, còn lãng phí. Nó không những không tạo ra hàng để cân đối lại tiền mà còn làm cho tiền càng tăng nhanh. Chính sách tài khóa, ngân sách bội chi lớn. Trước đây mình dùng bội chi để kích thích tăng trưởng nhưng đến giờ phút này, tăng trưởng chững lại mà lạm phát ở mức cao thì phải tính lại ngay. Khống chế bội chi ngân sách bằng cách giảm chi tiêu công, giảm chi tiêu của Chính phủ về hành chính. Các biện pháp này phải song hành với chính sách tiền tệ. Vừa qua làm không đồng bộ nên không có tác động nhiều. ...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo