xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời điểm tái cấu trúc doanh nghiệp

Nguyễn Minh – Bảo Hân

Mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ mở được lối đi an toàn trong thời khủng hoảng mà còn tận dụng cơ hội để tạo ra những giá trị thương hiệu mới

Với diễn biến của nền kinh tế hiện tại và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, các chuyên gia nhận định đây là thời điểm tốt nhất để doanh nghiệp (DN) VN thực hiện tái cấu trúc. Và thực tế, đã có khá nhiều bài học thành công về tái cấu trúc DN trong hoàn cảnh tương tự từ những tập đoàn lớn trên thế giới.

Bài học của Samsung

Khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1996-1997 đã đẩy tất cả các tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc vào tình thế khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài, các ngân hàng đua nhau rút tiền ra khỏi các nơi đầu tư. Samsung cũng bị rút tới 11 tỉ USD. Nguy cơ phá sản đến gần khi không thể vay vốn ngân hàng, cũng không thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán vì cổ phiếu phát hành không có người mua. Trước tình hình đó, Samsung đã mạnh dạn cắt bỏ 50% chi phí và 30% nhân sự. Đồng thời, bổ sung vào đội ngũ hàng trăm chuyên gia và cán bộ quản lý điều hành người nước ngoài hay người Hàn Quốc đã từng làm việc ở Mỹ và châu Âu.

Dù thời buổi “gạo châu, củi quế” nhưng Samsung vẫn kiên định đầu tư phát triển thương hiệu. Làm phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành vào thời điểm đó, ông Yun Jong-Yong đã đưa ra chiến lược “hớt phần ngọn”, đi trước đối thủ về sản phẩm mới. Khi hoàn thiện và quyết định tung ra một sản phẩm mới, các xưởng sản xuất hoạt động tốc lực ngày đêm để ra sản phẩm thật nhanh, “hớt” hết khách sộp trên thị trường. Khi tất cả các tập đoàn, công ty đều khát tiền mặt, hàng ế, lãnh đạo Samsung lại quyết đoán trong việc hạ giá đột ngột các sản phẩm. Sự nhanh nhẹn này đã giúp Samsung thu về 2 tỉ euro tiền mặt, giải nguy cho tập đoàn.

Một quyết định táo bạo nữa của Samsung là đầu tư vào vi mạch bộ nhớ. Khi chủ tịch tập đoàn, ông Lee Kun Hee, quyết định đầu tư vào lĩnh vực này, có rất nhiều ý kiến cho rằng quá mạo hiểm. Bởi thời điểm đó (những năm 80 của thế kỷ trước) các nước như Nhật, Mỹ đã đi rất xa trong lĩnh vực này, sân chơi đã an bài. Nhưng nhìn lại, đây là quyết định sáng suốt nhất của tập đoàn. Nhất là qua thời khủng hoảng, các ngành hàng chính bị ảnh hưởng nặng; riêng ngành hàng bán dẫn vẫn đứng vững nhờ thị trường bộ nhớ toàn cầu khan hiếm. Hiện ngành hàng bán dẫn vẫn đang là một thế mạnh và là ngành hàng chiến lược của Samsung trong tương lai.

Thành công của chiến lược này đã đưa Samsung từ một chaebol của Hàn Quốc, vươn lên thành một thương hiệu tên tuổi toàn cầu. Hiện nay, dù khủng hoảng tài chính đang lan rộng, việc huy động vốn ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng Samsung vẫn giữ mục tiêu đầu tư dài hạn cho các sản phẩm chiến lược.

Doanh nghiệp trong nước rục rịch

Trước những khó khăn của thị trường tài chính thời gian qua và bài học đắt giá của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới về tái cấu trúc như Samsung, HSBC, eBay... các DN ngành tài chính của VN cũng đã bắt đầu cơ cấu lại bộ máy tổ chức, hoạt động. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm, chuyên gia kinh tế cao cấp Lê Đăng Doanh nhận định, có đến hơn một nửa số công ty chứng khoán rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”, và khẳng định chỉ có mạnh dạn tái cấu trúc DN mới giúp họ chống đỡ khó khăn. Trên thực tế, đã có những công ty chứng khoán thực hiện cắt giảm từ 30% - 50% nhân sự, nhờ đó mà các công ty này vẫn cầm cự được.

Các nhà chuyên môn cho rằng những thương vụ mua bán cổ phần của một số ngân hàng như: Techcombank và HSBC, ABBANK và Maybank; ACB và Standard Chartered Bank... cũng là một hình thức tái cấu trúc nhằm đưa bộ máy quản lý hoạt động chuyên nghiệp hơn, đồng thời nâng cao năng lực tài chính. Theo đại diện IDJ Financial, đây là biện pháp hữu hiệu để chống đỡ với cơn bão tài chính hiện nay.

Hiện một số DN ngành khác cũng đã rục rịch cơ cấu lại bộ máy hoạt động của mình. Điển hình là tuyên bố của lãnh đạo Tập đoàn FPT mới đây về việc rà soát, cơ cấu lại hoạt động của một số công ty con, cắt giảm khoảng 10% nhân sự, 20% chi tiêu... Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group, cũng khẳng định để vượt qua khó khăn hiện nay, không nên ngần ngại cắt bỏ những chi tiêu chưa cần thiết. Hoa Sen Group đứng vững cũng có một phần nhờ biện pháp này. Hiện Hoa Sen Group đã ngưng đầu tư một số dự án mới nhưng vẫn tiếp tục đẩy mạnh vào việc phát triển thương hiệu truyền thống và khai thác tối đa hiệu quả các dự án đầu tư cũ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo