Quỹ bảo trì nhà chung cư: Những bi hài chưa có hồi kết

Thứ bảy, 05/09/2020 14:53

Thời gian qua, có nhiều cuộc “nội chiến”chung cư xảy ra, không chỉ giữa chủ đầu tư với cư dân mà còn giữa ban quản trị do chính người dân bầu ra với cư dân. Nguyên do cũng chỉ xoay quanh tranh chấp về quản lý phí bảo trì.

Bộ Xây dựng mới đây triển khai dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, đề xuất sửa đổi quy định về 2% phí bảo trì nhà chung cư. Vấn đề này một lần nữa khiến dư luận quan tâm khi chuyện tranh chấp về việc quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư giữa cư dân và chủ đầu tư, Ban Quản trị lâu nay vẫn chưa có hồi kết.

Nhập nhằng quan điểm

Một cư dân sống ở chung cư trên địa bàn quận Hà Đông, (Hà Nội) cho rằng, những năm đầu, nhu cầu sử dụng phí bảo trì chung cư không lớn. Phí này thường được sử dụng để bảo trì một số thiết bị thuộc sở hữu chung như thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước bẩn... và dù có thu khoản phí bảo trì 2% từ cư dân thì cũng không đủ để chi phí cho việc bảo trì trong suốt vòng đời của chung cư.

Người dân sẽ phải đóng góp thêm phí bảo trì  sau khi đã chi hết. Do vậy cư dân này cho rằng, cần bỏ quy định thu phí bảo trì  2% giá trị hợp đồng mua bán nhà để nó sẽ không còn là "miếng mồi thơm" dẫn đến tranh chấp quyền lợi giữa cư dân với Ban quản trị  hoặc cư dân với chủ đầu tư.

Một cư dân khác ở chung cư khu vực Cầu Giấy cũng đồng tình với những ý kiến trên.

Cư dân này cho rằng,  khoản phí bảo trì 2% sẽ chỉ dùng được trong một khoảng thời gian nhất định, từ 5 đến 10 năm. Khi chung cư đã cũ và bắt đầu xuống cấp, chính cư dân các chung cư là người phải tiếp tục đóng phí. Vì vậy không nhất thiết phải nộp 2% phí bảo trì ngay từ đầu.

Quỹ bảo trì nhà chung cư: Những bi hài chưa có hồi kết - Ảnh 1.

Cách đây không lâu, người dân ở khu chung cư khu vực Hà Đông, Hà Nội phải đấu tranh với chính Ban Quản trị do mình tín nhiệm bầu ra vì nhập nhằng phí bảo trì.

Anh Nguyễn Minh, chung cư khu vực Hoàng Mai, (Hà Nội) lại đồng tình với việc thu phí bảo trì nhà chung cư khi có cư dân đến ở.

Anh Minh cho rằng, "Sau khoảng gần 10 năm đưa vào vận hành, tòa nhà đã có nhiều hạng mục cần sửa chữa.Vì không có nguồn quỹ dự phòng, mỗi khi cần sửa chữa gì là Ban quản trị phải đến từng nhà để thu tiền, nhưng có những hạng mục chi phí không lớn nên việc đi thu như vậy rất bất tiện".

Một số chuyên gia bày tỏ ý kiến, vẫn nên để chủ đầu tư thu 2% phí bảo trì nhưng số tiền này được đóng vào một tài khoản ở ngân hàng ngay khi thu mà chủ đầu tư không có quyền rút ra.

Theo quy định tại Điều 108 Luật Nhà ở, phí bảo trì chung cư là do chủ đầu tư phải có trách nhiệm nộp, được trích từ giá trị hợp đồng và phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán căn hộ. Đây được hiểu là quyền lợi được bảo hành, bảo trì của người mua căn hộ. Đây không phải là khoản nộp bổ sung của người mua căn hộ. Khoản phí này là cần thiết để phục vụ cho hoạt động duy trì, bảo trì, bảo dưỡng nhà khi đưa vào sử dụng.

Nếu bỏ phần phí bảo trì này, đồng nghĩa với việc tạo ra một hành lang pháp lý để rất nhiều chủ đầu tư sẽ trốn tránh trách nhiệm phải nộp và được hưởng lợi từ 2% này, không gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và bỏ đi quyền lợi thiết yếu của người mua nhà.

Một số ý kiến khác lại cho rằng, nên để bên đơn vị trung gian đứng ra quản lý nguồn quỹ này để tránh tình trạng đẩy trách nhiệm, trục lợi.

Đủ kiểu tranh chấp

Cách đây không lâu có rất nhiều chung cư trên địa bàn TP Hà Nội, và TP Hồ Chí Minh xảy ra tranh chấp phí bảo trì. Trong đó một phần là do Chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư do muốn quản lý, vận hành nhà chung cư để "ôm" khoản phí bảo trì và quản lý, sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung.

Mặt khác, khi chủ đầu tư giao khoản phí này cho Ban Quản trị nhà chung cư, nhưng thành viên trong ban quản trị chung cư hoặc chủ đầu tư tranh chấp, sử dụng không đúng mục đích, thậm chí chiếm dụng sai trái số tiền này.

Đơn cử,  tại một chung cư cao cấp (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có tên trong danh sách kế hoạch thanh tra của Bộ Xây dựng năm 2020.

Theo đó, các thành viên ban quản trị chung cư này tranh chấp nhau về việc chọn ngân hàng để gửi khoản kinh phí bảo trì chung cư hơn 60 tỉ đồng.

Việc tranh chấp sau đó bị đẩy đến chỗ các thành viên ban quản trị "tố" lẫn nhau lạm quyền sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư... Các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý nhiều lần, sau đó hội nghị nhà chung cư bầu ban quản trị mới thì vấn đề mới tạm lắng.

Hay như chuyện từng xảy ra ở Chung cư Văn Phú Victoria, (Hà Đông, Hà Nội), người dân phải viết đơn đề nghị tới các cơ quan chức năng "tố" chính ban quản trị của mình từng bầu ra.

Sở dĩ có chuyện dở cười như trên là bởi  từ khi thành lập và được chủ đầu tư bàn giao hơn 41 tỷ đồng phí bảo trì, những thành viên ban quản trị này không công khai minh bạch việc quản lý, sử dụng số tiền nói trên, cũng như các nguồn thu từ việc khai thác quảng cáo, dịch vụ xung quanh tòa nhà.

Bên cạnh đó, theo phản ánh, Ban Quản trị còn tự ý quyết về việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành mà không lấy ý kiến cư dân.

Được biết, theo quy định, khoản kinh phí bảo trì nhà chung cư sẽ được chủ đầu tư gửi vào tài khoản riêng và bàn giao cho đại diện cư dân sau khi cơ quan chức năng công nhận ban quản trị.

Mọi việc chi tiêu, sửa chữa, bảo dưỡng kinh phí lớn đều phải được hội nghị nhà chung cư thông qua. Việc gửi số tiền này ở ngân hàng nào cũng phải được hội nghị nhà chung cư biểu quyết và lựa chọn.

Tuy nhiên, nhiều tài khoản lại đứng tên cá nhân các thành viên ban quản trị chung

cư. Và hiện nay cũng chưa có quy định nào về việc xử lý cá nhân thành viên ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì sai mục đích, sai quy định.

Từng trả lời Báo VietNamNet, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, ngay sau khi Ban Quản trị được thành lập, công trình nhà chung cư sẽ được chủ đầu tư nghiệm thu và bàn giao lại cho Ban Quản trị.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hầu hết các Ban Quản trị đều không phải là đơn vị chuyên nghiệp trong việc thực hiện các công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao này. Các thành viên trong Ban Quản trị chủ yếu là những người ngoại đạo trong lĩnh vực quản lý, xây dựng, điều hành nhà chung cư, thậm chí là các ông bà về hưu, không thường xuyên cập nhật các quy định mới về quản trị toà nhà khiến cho hoạt động của Ban Quản trị tại một số chung cư không thực sự hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc chi tiêu phí bảo trì như thế nào cũng là một vấn đề lớn, đòi hỏi ban quản trị phải thực sự có chuyên môn quản lý, thu chi minh bạch, không tư lợi. Song không nhiều ban quản trị đủ năng lực để làm tốt việc này.

"Thực tế đã cho thấy đây là bài toán luẩn quẩn, thành lập Ban Quản trị rồi sau đó là hoạt động của tổ chức này như thế nào để hiệu quả vẫn đang rất nan giải ở rất nhiều tòa nhà chung cư. Vấn đề này phải có hướng dẫn cụ thể cho Ban Quản trị. Cũng đã có ý kiến gửi đến Bộ Xây dựng nêu vấn đề",  ông Hiệp nói.

Theo Nhật Minh (vietnamnet.vn)

Gửi bình luận

Năm 2024: 10 người giàu nhất thế giới gồm những ai?

Năm 2024: 10 người giàu nhất thế giới gồm những ai?

Doanh nhân 14:00

Mark Zuckerberg - ông chủ Meta Platforms quay lại top 10 giàu nhất thế giới, bên cạnh nhiều cái tên quen thuộc như Bernard Arnault và Elon Musk, sau 3 năm vắng bóng. Năm 2024 này, Việt Nam cũng có 6 người trong danh sách người giàu thế giới.

Từ kinh nghiệm của 9X sở hữu căn hộ đầu tiên sẽ là nơi Gen Z chạm đến ước mơ

Từ kinh nghiệm của 9X sở hữu căn hộ đầu tiên sẽ là nơi Gen Z chạm đến ước mơ

Thị trường 13:58

"Khi mua căn hộ đầu tiên mình đã không biết rằng đây sẽ là nơi bắt đầu cho cuộc sống mà mình mơ ước: Được làm điều mình thích, tạo ra thu nhập ổn định và sở hữu căn nhà đầu tiên có sắc màu riêng biệt - nơi an lý tưởng", chị H.Y.O (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Cổ phiếu BASF có đang bị định giá thấp?

Cổ phiếu BASF có đang bị định giá thấp?

Tài chính 15:42

Mặc dù xếp hạng Zacks nhấn mạnh vào ước tính lợi nhuận và điều chỉnh ước tính để tìm kiếm những cổ phiếu mạnh, nhưng chuyên trang này cũng hiểu rằng, nhà đầu tư có xu hướng phát triển chiến lược riêng của mình.

Đầu tư hiệu quả cùng chuyên gia First Option

Đầu tư hiệu quả cùng chuyên gia First Option

Tài chính 15:41

Cùng chuyên gia First Option tìm hiểu và phân tích đầu tư vào cổ phiếu là một trong những phương pháp phổ biến để tạo ra lợi nhuận dài hạn từ thị trường tài chính.

Hợp tác mở ngành mới Business Analytics dành cho sinh viên yêu thích dữ liệu

Hợp tác mở ngành mới Business Analytics dành cho sinh viên yêu thích dữ liệu

Số hóa 09:48

(NLĐO)- ĐH Kinh tế TP HCM vừa ký kết hợp tác mở rộng với ĐH Deakin (Úc) thống nhất mở thêm ngành đào tạo mới Business Analytics dành cho sinh viên Deakin Global Pathways yêu thích dữ liệu, công nghệ và kinh doanh.

Hành trình cùng Soho Markets biến "tay mơ" thành nhà đầu tư chứng khoán thành công

Hành trình cùng Soho Markets biến "tay mơ" thành nhà đầu tư chứng khoán thành công

Tài chính 17:08

Tôi là Vũ - cậu thanh niên 26 tuổi đang chập chững tìm hiểu một phương thức đầu tư cho riêng mình, nhằm mục đích gia tăng tài chính cá nhân. Cũng giống như nhiều người khác, với tâm lý lo lắng, hoang mang tôi không biết bắt đầu tìm hiểu từ đâu.

Những lưu ý khi thi công cửa kính cường lực và vách kính văn phòng

Những lưu ý khi thi công cửa kính cường lực và vách kính văn phòng

Vật tư 15:35

Cửa kính cường lực và vách kính văn phòng ngày càng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Sau đây là những lưu ý khi thi công vách kính văn phòng.

Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu được hé lộ bởi chuyên gia Trust Markets

Những điều cần biết trước khi đầu tư cổ phiếu được hé lộ bởi chuyên gia Trust Markets

Tài chính 14:08

Thị trường cổ phiếu luôn là một nguồn đầu tư hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ cách sinh lời trên thị trường này hiệu quả.

Nữ 9x sở hữu 3 căn hộ cho thuê khuyên Gen Z "nên mua nhà sớm!"

Nữ 9x sở hữu 3 căn hộ cho thuê khuyên Gen Z "nên mua nhà sớm!"

Thị trường 11:27

Chỉ trong 2 năm đã sở hữu cho mình 3 căn hộ cho thuê, chị Oanh nhắn nhủ các bạn trẻ hãy mạnh dạn mua nhà sớm và cho thuê là giải pháp hay cho bài toán làm sao để mua được nhà.

Cùng chuyên gia CapHouse khám phá bí mật thành công của các nhà đầu tư

Cùng chuyên gia CapHouse khám phá bí mật thành công của các nhà đầu tư

Tài chính 20:36

Trên hành trình đầu tư tài chính đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức, có kinh nghiệm và phương pháp đầu tư bài bản. Để rút ngắn thời gian thành công trong đầu tư tài chính, các nhà đầu tư mới bắt đầu nên học hỏi các nhà đầu tư đi trước. Cùng CapHouse tham khảo 4 bí quyết sau:

XEM THÊM