xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt

Theo N.R (An Giang Online)

Từ việc nuôi chơi trong bể lót bạt trước sân nhà như để thử nghiệm nhưng sau đó lại “ăn thiệt” nên đã có nhiều hộ ở ấp Tây Bình C, xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn, An Giang) bắt chước mô hình này. Qua 4 tháng tận dụng thời gian nhàn rỗi, tùy theo thả ít hay nhiều, người nuôi thu hoạch cá và thu lãi hàng chục triệu đồng từ diện tích bể lót bạt chỉ vài chục mét vuông.

img
 
Thiết kế bể lót bạt để nuôi cá

Thấy nhiều hộ đào hầm nuôi cá, còn mình không đất nên nông dân Đỗ Phú Cẩn, Nguyễn Quang Vinh tự chặt cây, mua tấm bạt về lót bên hông nhà cho ra đời  “cái hầm” trên cạn và nuôi cá lóc. Nào ngờ, chuyện làm chơi này nhưng sau đó lại ăn thiệt nên  một loạt hộ thấy được đã bắt chước làm theo.
 
Đến nay, chỉ riêng ấp Tây Bình C đã có 6 hộ thả nuôi cá lóc với sự hỗ trợ  về kỹ thuật, kể cả vật liệu, thức ăn… của Trường đại học Cần Thơ, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Nghiên cứu Giống thủy sản tỉnh…  Theo đó, mỗi  hộ nuôi được cung cấp miễn phí 1.500 con giống, tấm lót, mô-tưa và được giảm tiền mua thức ăn cho cá với tổng chi phí khoảng 4,8 triệu đồng.
 
Qua khoảng 4 tháng nuôi với diện tích khoảng 15m2, người nuôi thu hoạch khoảng 500kg và  thu lời từ 3 đến 3,5 triệu đồng.  Nói về nuôi cá trong bể lót bạt, anh Nguyễn Quang Vinh, tổ 30, ấp Tây Bình C, tâm sự: “Tùy theo sức nuôi của mỗi người, mỗi nhà mà tự thiết kế cho mình “cái hầm” theo ý muốn.
 
Sau khi cắm cây để làm trụ thì tiến hành lót tấm bạt, chú ý phải  xây dựng cho “hầm” có độ nghiêng cần thiết để thay nước, vì đây là khâu rất quan trọng. Do cá lóc là loài cá mạnh, có thể nhảy cao nên phải có lưới cước bao bọc bên ngoài để bảo vệ. Việc mua giống phải chọn cá đều nhau, khỏe mạnh, không bị xay xát và thả cá nên chọn vào sáng sớm, hạn chế việc sử dụng tay, đồng thời tuân thủ mật độ nuôi khoảng 70-100 con /m2.
 
Để cá mau lớn, không bị bệnh, thích ăn, bơi lội… thì nguồn nước phải được xử lý, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và  thay nước theo chu kỳ  2 đến 3 ngày phải xả toàn bộ, còn hàng ngày vào buổi sáng xả khoảng nửa hầm. Cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn, nếu tự tìm kiếm hoặc tận dụng thì lợi nhuận sẽ được tăng cao, còn cứ chăm chăm vào nguồn thức ăn công nghiệp thì sẽ lãi thấp hơn”.
 
Anh Nguyễn Tấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Chánh cho biết: “Mô hình nuôi cá trong bể lót bạt phát triển hơn  hai năm qua từ việc nuôi tự phát của một số hộ. Sau đó, địa phương tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi, chăm sóc cá nên nhiều hộ tham gia nuôi. Tuy nhiên, số người nuôi cứ tăng giảm theo chu kỳ thu hoạch, tùy thuộc vào nguồn thức ăn… Nay chỉ còn 6 hộ nuôi nhưng tới đây dự đoán sẽ nhiều hơn do mực nước đang lên, dễ tìm nguồn thức ăn cho cá...”.
 
Để mô hình này có thêm nhiều người tham gia thì ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, con giống, người nuôi đang gặp  cái khó lớn nhất là nguồn thức ăn. Nếu có chính sách trợ giá, giảm giá cho thức ăn như đã thực hiện trước đây đối với các hộ  thí điểm, hoặc xem xét việc cho vay ưu đãi… thì mô hình trên sẽ không chỉ phát triển ở xã Vĩnh Chánh mà còn lan ra nhiều nơi khác, góp phần giải quyết lao động, đặc biệt cho những hộ nhàn rỗi, hộ không đất.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo