xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát Diệm thánh đường độc đáo và bí ẩn

Minh Đức (Tiền Phong)

Tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để trình UNESCO. Trải qua bom đạn chiến tranh, quần thể nhà thờ vẫn hiên ngang đứng vững, với những bí ẩn nằm sâu trong nền Cung Thánh, các ngôi mộ, những cột đá...

Độc đáo bậc nhất thế giới

Cập bãi đỗ xe, chúng tôi được tu sĩ (còn gọi là thầy) Joseph Nguyễn Văn Tuyên... hướng dẫn đỗ xe vào nơi quy định, rồi dẫn tới bàn đăng ký hướng dẫn viên. Tất cả dịch vụ từ giữ xe đến hướng dẫn viên ở đây đều không thu phí, do chính các thầy và người giúp việc tự nguyện phục vụ.

Cùng đi với chúng tôi hôm ấy còn có đoàn nghiên cứu đến từ một số trường đại học ở Tokyo (Nhật Bản), và đoàn cũng được chính các tu sĩ dẫn đi tham quan nhà thờ hết sức nhiệt tình, giới thiệu bằng tiếng Anh rất lưu loát.

Thoạt nhìn từ bên ngoài, nhiều vị khách lầm tưởng đây là một ngôi chùa lớn, bởi thực tế là quần thể Nhà thờ Phát Diệm được thiết kế theo mô-típ chùa nhà Phật với tam quan ngũ cửa, mái cong... Giải thích thêm về điều này, tu sĩ Tuyên cho biết, người có công kiến tạo Thánh đường độc đáo là linh mục Trần Lục (tên thật là Triêm, biệt danh cụ Sáu sinh năm 1825 ở làng Mỹ Quan huyện Nga Sơn, Thanh Hóa).
img

Mái vòm Phương Đình được làm toàn bằng đá (ảnh 1). Ảnh: Minh Đức

Trong suốt 34 năm quản lý Giáo xứ Phát Diệm, linh mục Trần Lục đã tổ chức xây dựng được 3 hang đá nhân tạo, 5 nhà nguyện nhỏ, trong đó có 1 ngôi làm hoàn toàn bằng đá (còn gọi là nhà thờ đá). Ngoài ra còn có nhà thờ Lớn và tháp chuông (Phương Đình).

Để xây cất nhà thờ Phát Diệm, linh mục Trần Lục đã mất 10 năm mua sắm, chuẩn bị vật liệu, riêng gỗ được lấy ở Bến Thủy (Nghệ An), cách Phát Diệm 200 km và từ Hồi Xuân (Thanh Hóa).

Thầy Tuyên đưa chúng tôi vào khu vực Phương Đình, chỉ những phiến đá nặng hàng chục tấn và giải thích, Phương Đình có nghĩa là nhà vuông hình dáng như cái đình làng rộng lớn mà trống trải, kích thước gần như vuông; chiều ngang 21 m, sâu 17 m, cao 25 m, có 3 tầng. Tầng dưới lớn nhất, xây toàn bằng đá xanh vuông vắn, chia thành ba lòng, trong mỗi lòng có một sập đá.
img

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu giá trị của quả chuông (ảnh 2). Ảnh: Minh Đức

Sập đá ở lòng giữa to nhất, là một khối dài 4,2 m, rộng 3,2 m, dày 0,3 m, tương truyền là sập rồng của vua thời Nhà Hồ (1400-1407) ở thành Tây Giai (Thanh Hóa). Trên các vách có phù điêu bằng đá, tạc một số vị thánh và những chấn song đá hình cây trúc.

Thời điểm xây Phương Đình không có máy móc như hiện nay, vì vậy, cụ Sáu cho đắp đất thành mô hình sau đó dùng sức trâu, voi để kéo những phiến đá đã đục sẵn rồi xếp lại với nhau. Tới lúc hoàn thành mới khoét đất ra, trở thành công trình kiến trúc sừng sững, độc đáo.

Điều khiến du khách ngưỡng mộ khi đặt chân đến đây chính là toàn bộ công trình Nhà thờ Phát Diệm làm hoàn toàn thủ công, không có bất cứ máy móc, không có một cây sắt, hay bao xi măng nào, mà chỉ bằng các vật liệu tự nhiên. Do bấy giờ không có xe tải hay tàu thuyền hiện đại như bây giờ, nên hầu hết vật liệu được chất lên bè mảng, chờ thủy triều lên xuống để vận chuyển về Phát Diệm.

“Phương Đình hoàn thành năm 1899, là công trình sau cùng của cụ Sáu, và theo ý kiến của nhiều người, đó là kiệt tác của quần thể. Hiện, đây là nơi đặt quả chuông cao 1,9 m, đường kính 1,1 m, nặng gần 21 tấn. Chuông có 4 núm Xuân, Hạ, Thu, Đông. Âm thanh của quả chuông vọng đi xa, có khi đen 10 km người ta vẫn nghe rõ, thầy Tuyên cho biết.

img

Chấn song khu Nhà thờ Lớn được điêu khắc tinh tế (ảnh 3). Ảnh: Minh Đức

Nằm giữa Phương Đình và Nhà thờ Lớn là sân dài 25 m, rộng 15 m, tường bao hai bên là những chấn song tiện bằng đá rất đẹp. Đây cũng là nơi đặt lăng mộ cụ Sáu khi cụ qua đời năm 1899.

Ngồi trên phiến đá nặng hàng chục tấn, thầy Tuyên nói: Để tính độ lún của đất, linh mục Trần Lục đã xây Hang đá Belem trước, sau đó mới từ chân móng. Móng được đào rất sâu và rộng, rồi đóng cả triệu cây cọc tre, cứ cọc nọ nối đuôi cọc kia, đóng sâu 20 - 30 m cho tới khi không đóng xuống được nữa mới thôi.
Sau đó, người ta đổ đất đá xuống rồi đầm chặt, hết người đầm thì cho trâu dẫm, hết lớp này đến lớp khác.Tiếp đó là mảng tre, đổ đất mạt, đá dăm, rồi lại đầm, sau cùng mới đặt móng.

Ly kỳ chuyên dựng cột

Nhà thờ Lớn được chia làm 9 gian với 6 hàng cột gỗ lim, tổng cộng là 52 cột đỡ 4 mái, trong đó 16 cây cột ở giữa chu vi 2,6 m, cao 11m, nặng 7 tấn. Những người không theo đạo Thiên Chúa ở Kim Sơn vẫn thường truyền tai nhau nhiều câu chuyện ly kỳ về việc dựng những cây cột khổng lồ, rằng: Mỗi khi dựng cột, kèo là lại xuất hiện một đoàn người mặc áo trắng. Họ đến để trợ giúp dựng nhũng chiếc cột, xà bằng đá đó lên.

Thầy Tuyên cho rằng linh mục Trần Lục xây Ngũ quan được để lấy điểm tựa rồi kéo những tấm đá, cột gỗ nặng hàng chục tấn lên, một số chỗ thì đắp đất thoai thoải, đất cao đến đâu thì kéo gỗ lên tới đó.

Nền Cung Thánh hiện có 6 ngôi mộ của 6 vị giám mục từng phục vụ trong Giáo phận Phát Diệm, ngoài ra còn có 1 ngôi mộ chung mai táng 3 vị linh mục, được đặt trên ngọn núi đá phía Đông nhà thờ.

Linh mục Peter Mai Văn Vọng (Giáo xứ Phát Diệm) cho hay những vị giám mục, linh mục có đạo đức tốt, là tấm gương sáng, được giáo dân quý mến sẽ được an táng trong nhà thờ. Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm Nhà thờ Phát Diệm tròn 100 tuổi, cố Giám mục Paul Bùi Chu Tạo kêu gọi “giáo dân địa phận Phát Diệm hãy cố gắng sống đạo đức, sốt sắng, tiếp tục bảo tồn ngôi Thánh đường Phát Diệm, Nhà thờ Phát Diệm, một quần thể kiến trúc Công giáo độc đáo và đồ sộ bậc nhất tại Việt Nam, đồng thời cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Xưa đã do Đức Tin và công sức của tổ tiên xây dựng, nay hậu sinh phải trân trọng giữ gìn để sau này có thể kỷ niệm trăm năm lần thứ hai, rồi lần thứ ba...”.

img

Toàn cảnh nhà thờ đá. Ảnh: Minh Đức

Vững vàng trước bom đạn

Năm 1953, súng đại bác của thực dân Pháp bắn vào gian cuối phía đông Nhà thờ Lớn Phát Diệm, làm gãy một tàu mái là một phiến gỗ lim, song toàn bộ công trình chỉ bị hư hại nhẹ. Ngày 15-8-1972, máy bay B52 của Mỹ dội 8 quả bom từ khu vực Nhà Chung (đầu nhà thờ) ra tới khu vực ao hồ (cuối nhà thờ), nhưng không hiểu sao công trình này không hề xây xát gì.

Bom đã khiến Nhà thờ Phát Diệm nghiêng về phía Tây Bắc 15 - 20 cm, nhưng không hiểu vì sao Nhà thờ chỉ bị lún nghiêng một chút mà không đổ sụp. Càng kỳ lạ hơn là khoảng 5 - 7 năm sau đó, ngôi Thánh đường này lại trở về tình trạng cân bằng như chưa có chuyện gì xảy ra.

Ông Miko Suzuki lý giải, móng Nhà thờ Phát Diệm được thiết kế với nhiều bè măng tre, nứa, giống như một chiếc đệm phần móng được thiết kế theo phương pháp đổ vào tâm (tức là những hòn đá được xếp nghiêng 45 độ vào tâm), vì vậy khi rung chuyển, nó sẽ trượt vào tâm, khó có thể sụp đổ.

Ông Nam thông tin về đoàn nghiên cứu đến từ các trường đại học ở Tokyo và cho biết, đoàn đang phối hợp tỉnh Ninh Bình hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu về quần thể Nhà thờ Phát Diệm để trình UNESCO công nhận đây là nhà thờ có kiến trúc độc đáo nhất thế giới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo