xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thăm lại “làng goá phụ”

Theo Mã Pha (Cà Mau Online)

“Sau cái ngày tang tóc ấy, trụ cột gia đình không còn, những “thân cò” phải cố gượng dậy để lo cho cuộc sống, con cái. Bây giờ, có người đã tái giá có cuộc sống mới ổn định, nhưng cũng không ít người phải bỏ xứ đi làm ăn xa, có người trụ lại quê tiếp tục đương đầu với biển…”, chị Trần Thị Lăng, một goá phụ ở kinh Xáng Mới, tâm sự.

Cơn bão số 5 (bão Linda năm 1997) càn quét vùng biển Cà Mau, cửa biển Khánh Hội chịu thiệt hại nặng nề với hơn 500 người bị tử nạn. Họ là ngư dân sinh sống dọc theo tuyến sông Biện Nhị, kinh Chệt Tửng, kinh Lung Lá, kinh Xáng Mới… Trong đó, kinh Xáng Mới có hơn 140 hộ mất chồng, mất cha, mất anh… trở thành “làng goá phụ”.
 
img
 “Làng goá phụ” giờ đã có lộ bê-tông, cuộc sống người dân đã thay đổi.

Mười lăm năm, một ký ức
 
Thằng Hún (Trần Văn Hún, con chị Lăng) tưởng cũng đã chết trong cơn bão dữ năm đó, may mà nó bám được tấm ván trôi dạt đến vùng biển Kiên Giang và hơn tuần lễ sau bão mới được đưa về nhà với tâm trạng hoảng loạn. Nay Hún và mấy em trai cũng đã trở lại với nghề biển.
 
Chị Lăng tâm sự: “Ổng chết rồi, ghe cũng không còn, một mình tôi phải lo đùm bọc 5 đứa con nhỏ dại. Thằng Hún lúc đó mới 16 tuổi, đứa nhỏ nhất 9 tuổi. Tưởng không gượng dậy nổi, nhưng sự giúp đỡ của xã hội, sự tương trợ của bà con láng giềng, nhất là vì tương lai các con, tôi phải cố đè nén nỗi đau để đương đầu với cuộc sống mới do chính mình làm trụ cột”.
 
Bây giờ, chị ở nhà trông cháu, làm ruộng, chăn nuôi… 4 đứa con trai tiếp tục bám biển để mưu sinh. Tuy không giàu có, nhưng cuộc sống gia đình chị rất ổn định. “Chắc có lẽ do gia đình chồng tôi mất mát “đàn ông” nhiều quá, nên để bù đắp, ông trời đã cho con trai tôi có đến 3 đứa con trai sinh cùng lúc”, chị Lăng nói như khoe.
 
img
Chị Xiếu (người ngồi ghế) không ngại vất vả, quyết tâm lo cho con ăn học.
 
Khác với chị Lăng, chị Nguyễn Thị Xiếu không có đất đai. Trước đây, chuyện tiền nong, cơm gạo là do chồng chị lo liệu. Bão số 5 cướp đi mạng sống của chồng chị, còn lại 4 mẹ con nương tựa vào nhau.
 
Với nghề mua bán cá ở chợ, tuy thu nhập không ổn định, nhưng chị vẫn động viên và lo cho các con học hành tử tế. Hiện con trai lớn của chị đang học đại học, con gái út đã bước vào năm đầu THPT.
 
“Tội nghiệp cho đứa con gái thứ ba, thấy tôi cực quá, lại nợ nần nên nó nhất quyết nghỉ học và xin vào làm công nhân công ty giầy da ở TP Hồ Chí Minh để có tiền lo cho anh nó học. Thiếu sự che chở của cha mà các con mình trưởng thành đàng hoàng, nên cực khổ bao nhiêu tôi cũng không ngại!”, chị Xiếu bộc bạch.
 
...Và những băn khoăn
 
Bà Trần Thị Lánh thương binh hạng 4/4, kể lại hoàn cảnh của con gái mình là chị Nguyễn Kiều Phương, một goá phụ trẻ nhất trong các goá phụ ở “làng” này: “Bão đang hoành hành thì nó chuyển dạ rồi sinh con trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ.
 
Niềm vui “mẹ tròn con vuông” chợt vụt tắt khi sáng hôm sau nó hay tin chồng đã chết ngoài biển. Hai năm sau đó, cảnh nhà thiếu trước hụt sau, nó gởi con lại cho tôi nuôi rồi lên Bình Dương làm công nhân. Thời gian sau nó tái giá, cuộc sống của vợ chồng nó bây giờ cũng khó khăn lắm”.
 
Ghi nhớ cái ngày tang thương đó, chị Phương đặt tên con là Bão Biển. Bão Biển năm nay đã 15 tuổi, nhưng thiếu sự chăm sóc của cha lẫn mẹ. Trong khi bà ngoại tuổi cũng đã cao không còn sức lao động, nhà có mấy công ruộng cho người ta thuê.
 
Bão Biển học hết lớp 7 thì không chịu học nữa.
 
“Tôi cũng có khuyên bảo nó, nhưng nó không nghe, nó thích đi biển, nhưng tôi sợ và không cho nó đi. Hiện tại, ngoài tiền lương thương binh của tôi, tiền chế độ liệt sĩ ông nhà tôi, cộng với tiền cho người ta thuê đất canh tác, bà cháu cũng sống tạm ổn, nhưng tương lai của nó thì không biết sẽ ra sao?”, bà Lánh nói như than.
 
Ông Lưu Xuân Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, cho biết: Các ấp 3, 4, 5, 6, 7 và 8, dọc hai bên tuyến kinh Xáng Mới, trước đây là ấp 7, xã Khánh Lâm, hầu hết người dân đều được Nhà nước cấp đất (bình quân mỗi hộ khoảng 19.000 m2) để ở và sản xuất nông nghiệp.
 
Hiện tại, ngoài việc làm nông nghiệp, người dân còn đi khai thác biển, nên đời sống không đến nỗi thiếu thốn. Tuy nhiên, Kinh Xáng cần sớm được xây dựng cống thoát nước để giải quyết tình trạng úng ngập hằng năm, giảm bớt gánh nặng thiệt hại sản xuất cho bà con.
 
Mười lăm năm, đau thương chỉ còn là ký ức. Tuyến kinh Xáng Mới giờ đã có lộ bê-tông. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đồng cảm, sẻ chia của cộng đồng xã hội, những goá phụ ngày ấy, bây giờ phần đông đều đã ổn định cuộc sống. Song, vẫn còn đó những hoàn cảnh, số phận phải chạy vạy ngược xuôi mà không toan tính được tương lai./.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo